CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch--Cộng đồng

  • Duyệt theo:
1 Phát huy lợi thế của địa phương để phát triển du lịch cộng đồng: Nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang / Vũ Quỳnh Nam, Chu Thúc Đạt // .- 2023 .- Tập 65 - Số 10 - Tháng 10 .- Tr. 24-28 .- 910

Phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang là hướng đi của nhiều quốc gia, nhiều địa phương nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, môi trường và hệ sinh thái. Bài báo là kết quả khảo sát 165 thanh niên khởi nghiệp theo mô hình DLCĐ và 200 du khách tham quan, trải nghiệm các mô hình DLCĐ trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tác giả đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình DLCĐ cho tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

2 Kinh nghiệm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cộng đồng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long / Huỳnh Hải Đăng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 121-124 .- 332

Để đảm bảo một chiến lược phát triển bền vững, du lịch cộng đồng cần có sự hợp tác, liên kết của nhiều chủ thể, nhiều tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Nhiều vùng như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng đã có kinh nghiệm trong triển khai các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch cộng đồng được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Kinh nghiệm các vùng này là cơ sở thực tiễn quan trọng cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện liên kết kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch cộng đồng ở vùng đất đầy tiềm năng này.

3 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang / Nguyễn Tiến Duy, Hoàng Thị Hương // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- .- 910

Trong những năm qua, chính quyền huyện Vị Xuyên luôn quan tâm đến đầu tư phát triển du lịch cộng đồng nhằm khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế trên địa bàn. Tuy nhiên công tác phát triển du lịch cộng đồng của chính quyền huyện vẫn còn một số hạn chế như: quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng còn bất cập, việc triển khai các dự án còn chậm, tổ chức và huy động vốn còn thấp, nguồn nhân lực còn thiếu, nhận thức về vai trò của du lịch cộng đồng còn chưa cao.. Nghiên cứu này tác giả nhằm đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang là thực sự cần thiết.

4 Đặc điểm kinh doanh homestays du lịch cộng đồng và hàm ý chính sách giảm nghèo : bằng chứng từ mô hình Heckman, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert / Đỗ Xuân Luận // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 68-85 .- 658

Phân tích các đặc điểm kinh doanh homestays và đề xuất hướng can thiệp chính sách nhằm giảm nghèo thông qua phát triển du lịch cộng đồng. Dựa trên dữ liệu thu thập từ phỏng vấn 370 hộ ở Tây Bắc Việt Nam và mô hình hồi Heckman 2 bước, kỹ thuật Lasso và thang đo Likert, kết quả cho thấy hầu hết kinh doanh homestays tập trung ở một số tầng lớp thượng lưu, có thành viên gia đình hoặc người thân làm việc tại chính quyền địa phương. Các hộ kinh doanh homestays cũng có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt hơn các hộ khác. Những người dân bản địa mong muốn nhưng gặp trở ngại trong sở hữu homestays do những rào cản như thiếu vốn, kiến thức và các mối quan hệ xã hội. Vai trò của hiệp hội du lịch, hợp tác xã để kết nối sự tham gia và hưởng lợi của người dân từ kinh doanh homestays còn rất hạn chế.

5 Phân tích SWOT đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng của Hòn Yến tỉnh Phú Yên / Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hữu Xuân // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 64-73 .- 910

Quần thể Hòn Yến là thắng cảnh cấp quốc gia, là điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mới và hấp dẫn của tỉnh Phú Yên. Bài báo sử dụng phương thức thực địa, phương pháp chuyên gia và phân tích SWOT làm rõ các giá trị của tài nguyên du lịch Hòn Yến và các điều kiện khác. Điểm mạnh của tài nguyên du lịch Hòn Yến là sự đa dạng, với những giá trị độc đáo, cảnh sắc văn hóa làng quê vùng biển Nam Trung bộ. Hòn Yến có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm du lịch đặc thù như khám phá di sản địa chất bazan cột, hệ sinh thái san hô cạn, trải nghiệm lặn biển, nuôi tôm hùm….

6 Sa Pa phát triển du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN / Hoa Trang // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 06 .- Tr. 20-21 .- 910

Du lịch cộng đồng Sa Pa đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi sinh kế, nâng cao đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thị xã, đồng thời hình thành một số thương hiệu sản phẩm du lịch, góp phần quảng bá giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Sa Pa.

7 Bàn về xung đột giữa cư dân và các bên liên quan tại điểm du lịch cộng đồng / Dương Thị Hiền // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 05 .- Tr. 42-43 .- 910

Xung đột là vấn đề cố hữu, luôn thường trực trong các mối quan hệ xã hội. Tại các điểm du lịch cộng đồng, sự xung đột có thể nảy sinh giữa cộng đồng và tất cả các bên liên quan với mức độ và nội dung khác nhau. Giải quyết xung đột giữa cư dân và các bên liên quan là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

8 Đánh giá bền vững văn hóa tộc người trong du lịch cộng đồng ở khu vực hồ Thủy Điện Hòa Bình / Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Vân // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 30-39 .- 910

Bài báo sử dụng các phương pháp điều tra xã hội họcvà phương pháp đánh giá bền vững văn hóa với 21 tiêu chíchia thành 5 nhóm (Chấp nhận đa dạng văn hoá; Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; Giữ gìn bản sắc văn hóatộc người; Ý thức tự giác tộc người; Sự đóng góp của văn hóa cho phát triển kinh tế -xã hội) để đánh giá mức độ bền vững của văn hóa tộc người trong hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Kết quả cho thấy,ý thức tộc người đạt mức bền vững (8,46 điểm). Các nhóm tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức có khả năng bền vững với điểm số từ 6,21-7,32.Điều đó chứng tỏ DLCĐ làmột công cụ hiệu quả cho bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có 4 tiêu chí trong nhóm “giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người” bị xếp vào mức có khả năng không bền vững. Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất qui trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóatộc người trong hoạt động DLCĐmột cách bền vững.

9 ICTs thúc đẩy tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc : hàm ý chính sách kết nối cung cầu dịch vụ ngân hàng số ở nông thôn Việt Nam / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 22-41 .- 910

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 370 hộ bằng phiếu khảo sát thiết kế trước. Chỉ số ứng dụng ICTs được ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) dựa trên 11 biến thành phần, phản ánh toàn diện các khía cạnh khác nhau của ICTs như: Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, kết nối Internet, Zalo và Facebook. Biến ICTs sau đó được tích hợp như một biến giải thích trong mô hình ước lượng Heckman hai bước. Sau khi xử lý vấn đề nội sinh và thiên lệch lựa chọn, kết hợp sử dụng các biến độc lập kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy ICTs có tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng ICTs giúp tháo gỡ những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.

10 Tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 292 .- Tr. 780-88 .- 332.12

Bài viết sử dụng mô hình probit lưỡng biến nhị phân dường như không liên quan (SUBP) và biến công cụ để phân tích nhu cầu và yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả cho thấy mặc dù điện thoại thông minh kết nối internet được sử dụng rất phổ biến, các hộ vẫn cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức phổ biến của du khách trong nước và quốc tế. Những hộ sử dụng điện thoại thông minh trong thanh toán, là thành viên hội liên hiệp phụ nữ, sở hữu homestay và có liên kết du lịch có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cao hơn các hộ khác. Ngoài ra, khoảng 91-97% hộ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng số với điều kiện sự an toàn, tiện lợi cần được đảm bảo với mức phí hợp lý.