CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghệ thông tin

  • Duyệt theo:
31 Kiểm toán công nghệ thông tin tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Hải, Đoàn Thị Lành // .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 85-87 .- 657

Bài viết nghiên cứu thực trạng kiểm toán công nghệ thông tin tại một soos ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế cần khắc phục của hoạt động này.

32 Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nhan Cẩm Trí // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 82-89 .- 004

Ngành Hải quan Việt Nam trong nhiều năm qua đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành các hoạt động hải quan và đóng góp nhiều giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải thiện lĩnh vực hải quan Việt Nam và có những bứt phá ngoạn mục trong điều hành quản lý.

33 Ứng dụng điện toán đám mây trong xây dựng chính phủ số ở một số nước / Nguyễn Lan Phương, Nguyễn Quang Đồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 33-35 .- 005

Chính phủ số là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả vận hành, giúp phục vụ người dân và quản trị quốc gia hiệu quả hơn. Thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư nguồn lực lớn vào xây dựng Chính phủ điện tử để hướng tới phát triển Chính phủ số. Bài viết khái quát việc xây dựng chính sách ứng dụng điện toán đám mây gắn với phân loại dữ liệu trong xây dựng Chính phủ số của một số quốc gia, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam về vấn đề này.

34 Thực trạng phát triển nền tảng số tại Việt Nam / Đặng Thị Huyền Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.25 - 28 .- 330.124

Nền tảng số hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế số và là tác nhân quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mức độ phát triển các nền tảng số trong sản xuất, thương mại, thanh toán, quản lý kinh tế quyết định mức độ số hoá nền kinh tế và nó có thể quyết định trình độ phát triển kinh tế số mỗi quốc gia.Là một nước đi sau nhưng Việt Nam đã và đang có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút và phát triển các nền tảng số. Bài viết phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển nền tảng số tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển nền tảng số.

35 Kiến trúc tổng thể tạo nền tảng để chuyến sang nền tài chính số / Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hồng Đoàn, Lê Thành Trung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.14 - 17 .- 332.024

Ngày 31/12/2020, Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 2366/QĐ-BTC ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời, tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại tại Việt Nam. Bài viết giới thiệu kiến trúc tổng thể hướng dẫn tới Bộ Tài chính số, từ đó đưa ra định hướng xây dựng Bộ Tài chính số vào năm 2025 ...

36 Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan - tiền đề hướng tới hải quan số / Lê Đức Thành // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.29 - 32 .- 004

Trong những năm qua, Tổng cục Hải quan luôn đi đầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê hải quan vào tất cả các lĩnh vực, từ công tác nghiệp vụ hải quan cho đến công tác hành chính quản lý nội ngành, đến nay đã được những kết quả quan trọng. Thành tựu đạt được trong ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành động lực thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế và khu vực ... Đây chính là tiền đề để ngành Hải quan hoàn thiện Hải quan điện tử và thực hiện Hải quan số trong thời gian tới.

37 Các giải pháp TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện khi xây dựng đô thị thông minh / Nguyễn Đăng Đệ // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 56-62 .- 624

Với việc Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững VN giai đoạn 2018 -2025 và định hướng đến năm 2030”, với xu thế chung của nhiều thành phố lớn trong khu vực và thế giới và đặc biệt với những lợi ích mà đô thị thông minh mang lại, TP.HCM đang quyết tâm xây dựng đô thị thông minh theo thương hiệu của chính mình. Vấn đề là TP.HCM sẽ xây dựng đô thị thông minh như thế nào và mô hình đô thị thông minh TP.HCM dự kiến sắp tới sẽ ra sao. Bài viết này tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các thành phố khác trong khu vực và thế giới, ý kiến một số chuyên gia về xây dựng đô thị thông minh, đánh giá thực trạng TP.HCM đang đối mặt và đưa ra một số giải pháp trọng yếu TP.HCM cần thực hiện để xây dựng đô thị thông minh đúng hướng, hiệu quả.

38 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông / Nguyễn Trần Bảo Trân, Nguyễn Thị Bích Thủy, Đặng Phúc Sinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 70-78 .- 658

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn với 12 quản lý khách sạn và phân tích nội dung với công cụ InfraNodus, 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng CNTT và truyền thông đã được xác định. Trong đó áp lực từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CNTT và truyền thông của các khách sạn. Trên cơ sở kết quả , bài viết đưa ra những hàm ý để cải thiện việc sử dụng CNTT và truyền thông đối với các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng.

39 Giải pháp tăng cưởng kiểm toán công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Mai // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 204 .- Tr. 21-24 .- 657

Bài viết nhấn mạnh vai trò của kiểm toán CNTT trong các ngân hàng thương mại và khái quát thực trạng hoạt động này tại các NHTM VN. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cưởng kiểm toán công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương mại, giai đoạn 2020-2025.

40 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam / Đinh Văn Chức // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 735 .- Tr. 35 - 37 .- 004

Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh.