CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Điều ước Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Cam kết về dịch vụ pháp lí trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật để thực hiện tại Việt Nam / Hoàng Phước Hiệp // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 118-132 .- 340

Bài viết nhằm làm rõ nội hàm các cam kết về dịch vụ pháp lí trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để từ đó có giải pháp nghiên cứu, góp phần thực hiện có hiệu quả các cam kết đó tại Việt Nam. Theo đó, bài viết tập trung vào: 1) Quy định chung của pháp luật về dịch vụ pháp lí quốc tế mà Việt Nam phải tuân theo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; 2) Cam kết chủ yếu của Việt Nam về dịch vụ pháp lí quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; 3) Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam để thực hiện có hiệu quả các cam kết về dịch vụ pháp lí.

2 Bảo hộ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động : thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Thị Hương Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 69-84 .- 327

Tập trung làm rõ quan niệm về bảo hộ công dân; thực hiện bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động và đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo hộ công dân đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế về hợp tác lao động ở nước ta hiện nay.

3 Xu thế áp dụng pháp luật quốc tế trong xét xử các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và yêu cầu đặt ra đối với tòa án Việt Nam / Phạm Đình Hiệu // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.27-38 .- 343.59707

Nguyên cứu bàn luận về tính tất yếu của xu thế áp dụng pháp luật quốc tế trong xét xử các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và phân tích hai biểu hiện đang diễn ra của xu thế này ở tòa án Việt Nam, bao gồm điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên và ban hành án lệ nhằm ưu tiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động xét xử. Nghiên cứu cũng đặt ra một số yêu cầu cho tòa án Việt Nam trước xu thế này.

4 Mối quan hệ giữa nội luật hóa điều ước quốc tế và hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam của Phạm Vĩnh Hà / Phạm Vĩnh Hà // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.16 - 29 .- 340.01422

Bài viết làm rõ sự liên hệ giữa nội luật hóa điều ước quốc tế và hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật như một đóng góp quan trọng cho khoa học pháp lí. Đồng thời, bài viết luận giải những tác động của yêu cầu nội luật hóa điều ước quốc tế cũng như những biểu hiện thực tiễn của những hoạt động này đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ở chiều ngược lại, những thuận lợi cản trở từ những yếu tố hiện hữu thuộc hệ thống pháp luật đối với nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cúng sẽ được phân tích toàn diện trong bài viết.

5 Bàn về vấn đề xung đột giữa các điều ước quốc tế / Lý Vân Anh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 255 - 276 .- 327

Phân tích luật Việt Nam về điều ước quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị để đối phó với nguy cơ xung đột giữa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

6 Bản ghi nhớ (MOU) : tiếp cận mới về điều ước quốc tế / Trương Trong Hiếu // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 139-160 .- 340

Trên cơ sở khái niệm điều ước quốc tế và các dấu hiệu nhận dạng dựa theo Công ước viên 1969, bài viết giới thiệu một số hình thức phi ràng buộc phổ biến của văn bản quốc tế, điển hình là Bản ghi nhớ - MOU và những ưu, khuyết điểm của các văn kiện này, cùng với các tiêu chí phân biệt giữa hình thức phi pháp lý đó với điều ước quốc tế.

7 Quy định về điều ước quốc tế trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2013 / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 05 (126) .- Tr. 67 – 81 .- 340

Bài viết phân tích, làm sáng tỏ các quy định liên quan đến điều ước quốc tế trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của Cộng hòa Xã họi chủ nghĩa Việt Nam.

8 Nhận diện điều ước quốc tế trên cơ sở “ Ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” của các bên / Đinh Dương Duy // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 12 – 28 .- 340

Bài viết phân tích “ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” trong định nghĩa điều ước quốc tế của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế và trong phán quyết của một số cơ quan tài phán quốc tế, nhấn mạnh vai trò của “ý định xác lập quyền và nghĩa vụ” trong việc nhận diện bản chất điều ước của các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các văn kiện có tên gọi gây tranh cãi; chỉ ra những vướng mắc về mặt pháp lí trong các quy định hiện hành của Việt Nam; đề xuất phương án hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này, tránh trường hợp bị ràng buộc vào các cam kết ngoài ý muốn.

9 Xung lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga – rà soát việc thực hiện các điều ước quốc tế Việt – Nga 2001 - 2018 / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 8 (227) .- Tr. 3 - 12 .- 327

Phân tích khái quát quá trình gần 70 năm qua các giai đoạn lịch sử trong mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô (trước kia) và Liên bang Nga hiện nay với Việt Nam; đồng thời rà soát việc thực hiện các điều ước quốc tế mà hai nước đã ký kết từ năm 2001 đến năm 2018 bao gồm: (i) đánh giá tình hình và kết quả thực hiện điều ước; (ii) đưa ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; (iii) đề xuất các kiến nghị và giải pháp.

10 Giải thích điều ước quốc tế theo quy định của công ước viên năm 1969 và pháp luật Việt Nam / Trần Hữu Duy Minh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 10 (366) .- Tr. 77 – 84 .- 340

Bài viết phân tích các cách tiếp cận trong giải thích điều ước quốc tế, chủ thể có thẩm quyền giải thích, và các quy định liên quan trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969; đồng thời liên hệ với quy định về giải thích điều ước trong pháp luật Việt Nam.