CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ môi trường

  • Duyệt theo:
21 Đề xuất hoàn thiện danh mục sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 19-22 .- 336.2

Thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế thông qua việc đánh thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước, nhằm góp phần hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường đến nay cho thấy, quy định về các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đã phát sinh một số vấn đề đòi hỏi cần nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế.

22 Chính sách về “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phạm Văn Cường // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 44-47 .- 363

Phân tích bối cảnh ra đời và nội dung của một số chính sách liên quan đến “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và đề xuất một số chính sách đối với Việt Nam.

23 Ngân hàng thương mại Việt Nam với hành trình trung hòa carbon / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Phương Uyên // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 26-33 .- 332.12

Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính thân thiện với môi trường không chỉ giảm thiểu tác động của suy thoái môi trường mà còn là một lợi thế của ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế và cung cấp các dịch vụ tài chính mới cho khách hàng. Bài viết nghiên cứu về “Hành trình xanh" của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Các NHTM đã đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường cung cấp các sản phẩm xanh, nhất là cho vay xanh với tăng trưởng trung bình 23% năm trong giai đoạn 2017 - 2022. Bản thân các ngân hàng đã tích cực thực hiện các cam kết về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG), triển khai số hóa, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng chủ động tiết kiệm giấy, mực nhằm giảm thiểu lượng giấy sử dụng, giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường. Tuy nhiên, các dịch vụ được cung cấp còn khá khiêm tốn về chủng loại và quy mô. Vào cuối năm 2022, dư nợ tín dụng phân bổ các dự án xanh đạt hơn 500 nghìn tỉ đồng (chiếm hơn 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế). Nghiên cứu cũng gợi ý các NHTM cần phải đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy quản lí rủi ro khí hậu và môi trường cho các khoản tài trợ của mình, đáp ứng các chuẩn xanh của các nhà tài trợ xanh để có thể trở thành ngân hàng xanh và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

24 Chính sách phí, lệ phí đối với hoạt động khai thác khoáng sản góp phần bảo vệ môi trường / Trần Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 20-23 .- 332

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội với vai trò là nguyên, nhiên liệu cho các ngành sản xuất và đời sống xã hội. Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững. Phí, lệ phí là công cụ quản lý nhà nước, động viên nguồn lực, giải quyết hài hòa quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

25 Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Tp. Hồ Chí Minh / Đặng Quốc Toàn // Tài chính .- 2023 .- SỐ 805 .- .- 330

TP. Hồ Chí Minh là địa phương phát triển công nghiệp từ khá sớm, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Công nghiệp trên cả nước. Tuy nhiên, ngành Công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu phát triển chậm lại; vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đến từ các khu công nghiệp cũng là mối lo ngại đặt ra. Vì vậy, phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái đang là xu hướng tất yếu. Bài viết này phản ánh thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái của TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển trong thời gian tới.

26 Phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam / Trần Nguyên Sa // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 43-46 .- 332.632

Trái phiếu xanh là một công cụ huy động vốn quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Thị trường trái phiếu xanh được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các dự án bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi sản xuất, năng lượng theo hướng xanh. Tại Việt Nam, sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Xuất phát từ thực trạng này, bài viết tập trung làm rõ các vấn đề tổng quan về trái phiếu xanh, thực trạng trái phiếu xanh trên thế giới và Việt Nam, xác định những khó khăn, thuận lợi trong phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam, đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về trái phiếu xanh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

27 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong việc phát thải gas lạnh vào khí quyển / Lê Thành Niên, Phạm Kim Tuấn // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 53-55 .- 363

Phân tích sự ảnh hưởng tác động đến môi trường sống đối với sự phát thải gas lạnh và đưa ra một số giải pháp để hạn chế phát thải gas lạnh vào môi trường.

28 Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thế Thông, Nguyễn Trọng Hạnh, Nguyễn Thu Trang // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 33-36 .- 363

Thông qua tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về các chính sách thúc đẩy và các lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu sẽ đề xuất các ngành, lĩnh vực trọng tâm cần thiết triển khai áp dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian tới.

29 Vấn đề phân loại rác thải tại nguồn để bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững / Lưu Thị Lịch // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 7-9 .- 363

Phân loại chất thải (rác thải) là một trong những thành tố của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp cộng đồng. Việc phân loại chất thải tại hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường. Phân loại rác tại nguồn được xem là một giải pháp quản lý rác thải, bảo vệ môi trường bền vững. Chỉ tiêu về môi trường là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 của chính phủ Việt Nam cho toàn quốc cũng như của các địa phương trong đó nhấn mạnh tới chỉ tiêu tăng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị.

30 Ứng dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) : đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá doanh nghiệp thân thiện với môi trường tại Việt Nam / Đỗ Thị Thu Huyền // Môi trường .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 11-13, 29 .- 363.7

Đề xuất bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, phân hạng doanh nghiệp thân thiện với môi trường mới trên cơ sở tham khảo và rà soát các bộ tiêu chí đã được triển khai ở Việt Nam trong thời gian qua.