CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Ngoại giao

  • Duyệt theo:
31 Những nhân tố cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật – Trung trong giai đoạn 1949-1971 / ThS. Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 6 (172)/2015 .- Tr. 4-11 .- 327

Trong suốt chiều dài lịch sử của hai nước, mối quan hệ Nhật – Trung đã trải qua nhiều thăng trầm: lúc hữu nghị, giao lưu, hợp tác; lúc thù địch, đối đầu, đóng băng…Từ năm 1949 tới năm 1971, quan hệ Nhật – Trung rơi vào tình trạng đối đầu, không có quan hệ ngoại giao chính thức. Bài viết phân tích những nhân tố quốc tế và nhân tố nội tại của hai quốc gia cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia trong giai đoạn nói trên.

32 65 năm ngoại giao phá vây trong kháng chiến chống thực dân Pháp / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 1 (100)/2015 .- Tr. 23-39 .- 327

Nhân dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước ta và 10 nước XHCN, dân chủ nhân dân từ Âu sang Á, bài viết điểm lại bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, ý nghĩa sự kiện có một không hai trong lịch sử ngoại giao của dân tộc.

33 Bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay trên lĩnh vực đối ngoại / ThS. Sok Dareth // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 1/2015 .- Tr. 37-45 .- 327

Đường lối đối ngoại phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia. Tổng quan về hoạt động đối ngoại của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay. Một vài đánh giá về thành tựu và hạn chế của Campuchia trên lĩnh vực đối ngoại.

34 Biện pháp củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực Đông Á trong bối cảnh hình thành hiệp định TPP / TS. Trần Thị Bảo Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 12/2014 .- Tr. 165-190 .- 327

Đề xuất một số biện pháp mà ASEAN và các nước Đông Nam Á cần làm để giữ vững và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực trước tình hình mới.

35 Quan hệ hợp tác Australia – ASEAN: 40 năm nhìn lại (1974 – 2014) / Trịnh Thị Định // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 11 (176)/2014 .- Tr. 14-22 .- 327

Giới thiệu quá trình phát triển quan hệ hợp tác đối thoại Australia – ASEAN (1974 – 2014), những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực an ninh chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế.

36 Vai trò của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ và hợp tác giữa Mông Cổ và ASEAN / Byambaa Tsengellkham // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 9 (163)/2014 .- Tr. 23-30 .- 624

Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực ngày nay. Mông Cổ đã chú ý nhiều hơn đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tham gia tích cực hợp tác trong khu vực này. Ưu tiên chính sách đối ngoại của Mông Cổ đã thay đổi, cần phải tích hợp vào Cộng đồng Đông Á và nghiên cứu cách hợp tác với các nước trong khu vực.

37 Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam / Đỗ Tiến Sâm, Đỗ Tiến Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 12-19 .- 327

Xem xét một số vấn đề chính của an ninh năng lượng Việt Nam hiện nay. Tác động của việc thực thi chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc đối với Việt Nam: tác động tích cực, tác động tiêu cực. Một số bài học kinh nghiệm.

38 Những tương đồng và khác biệt trong quan hệ chính trị, an ninh giữa cặp quan hệ ASEAN – Trung Quốc và ASEAN – Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh / ThS. Trần Hữu Trung // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 7 (172)/2014 .- Tr. 3-9. .- 324

Bài viết tập trung làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ chính trị, an ninh giữa cặp quan hệ ASEAN – Trung Quốc và ASEAN – Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh Lạnh.

39 Quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh – đặc điểm và tác động đến ASEAN / PGS. TS. Lê Văn Anh, ThS. Trần Hữu Trung // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 5 (170)/2014 .- Tr. 14-19. .- 327

Khái quát quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh. Đặc điểm quan hệ chính trị, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh, tác động của mối quan hệ này đến ASEAN.

40 Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc / ThS. Trần Lê Minh Trang, PGS. TSKH. Trần Khánh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 3 (168)/2014 .- Tr. 3-9. .- 327

Đề cập đến lợi ích chiến lược đang thay đổi của hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc, để từ đó góp phần giải thích tại sao hai cường quốc này lại ngày càng gia tăng can dự nhiều hơn vào khu vực, cả về hợp tác và cạnh tranh giữa họ với nhau.