CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Môi trường

  • Duyệt theo:
1 Tác động của quy định về môi trường đến chuyển đổi xanh theo định hướng toàn diện / Phạm Quang Huy, Vũ Kiến Phúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 181-184 .- 363

Mục tiêu chính của nghiên cứu này hướng đến việc tìm hiểu tác động của quy định về môi trường đến thực hiện chuyển đổi xanh toàn diện. Nghiên cứu cũng hướng đến việc tìm hiểu tác động của hiệu quả chuyển đổi số bền vững đến mối quan hệ giữa quy định về môi trường và chuyển đổi xanh toàn diện. Ngoài ra, vai trò của năng lực trí tuệ của kế toán viên trong việc thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh toàn diện thông qua khai thác tiềm năng của quy định về môi trường và hiệu quả chuyển đổi số bền vững cũng được kiểm định trong nghiên cứu này. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để phân tích dữ liệu thống kê từ 683 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách hữu ích.

2 Chuyển đổi song sinh xanh và chuyển đổi số: Con đường hướng tới tăng trưởng bền vững / Lâm Việt Tùng // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng 1 .- Tr. 154-159 .- 363

Bài viết đề cập khái niệm về chuyển đổi song sinh xanh hay chuyển đổi kép xanh, tầm quan trọng của nó, cũng như những thách thức, cơ hội liên quan và việc kết hợp chuyển đổi số (CĐS) vào chuyển đổi song sinh xanh.

3 So sánh một số vấn đề môi trường giữa mô hình nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh–bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu / Nguyễn Ngọc An, Trương Võ Anh Dũng, Giảng Duy Tân, Nguyễn Thị Diệu Hạnh, Phạm Tấn Việt // .- 2023 .- Số 62 - Tháng 02 .- Tr. 94-102 .- 363

Hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, một trong những thủ phủ của ngành nuôi tôm cả nước, dẫn đến quá trình chuyển đổi giữa các mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh (TC-BTC) sang STC. Đây là các mô hình nuôi tôm nước mặn, lợ có ảnh hưởng chính đến môi trường nước tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của bài báo này là: Đánh giá so sánh chất lượng môi trường nước thải và bùn thải phát sinh giữa mô hình tôm nuôi STC và TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và công tác quản lý môi trường của hai mô hình dựa trên kết quả lấy mẫu phân tích tại 120 cơ sở (STC: 60; TC-BTC: 60) và kết hợp khảo sát, thu thập thông tin bằng phiếu điều tra tại 286 cơ sở/hộ nuôi tôm trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy: (1) Nồng độ các thông số chất lượng nước thải ở ao nuôi tôm mô hình TC-BTC cao hơn so với mô hình STC. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình được biểu thị ở thông số pH và TSS; (2) Sự tích luỹ vật chất hữu cơ và vô cơ trong bùn thải ao nuôi STC ở các thông số T-N, T-P, TOC cao hơn so với ao nuôi TC-BTC, thể hiện ở giá trị phân vị thứ 75, nhưng không nhiều và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình được biểu hiện ở các chỉ tiêu Độ mặn và As; và (3) Về quản lý môi trường nước ao nuôi có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa 2 mô hình, trong đó tỷ lệ hộ có xy phông đáy ao, tỷ lệ hộ có biện pháp xử lý nước thải ao nuôi và tuần hoàn tái sử dụng nước ao nuôi tại mô hình nuôi STC cao hơn hẳn mô hình TC-BTC. Do đó, xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm TC-BTC sang mô hình STC áp dụng công nghệ cao cần được khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở phát triển bền vững giữa lợi ích kinh tế và môi trường.

4 Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam / Nguyễn Văn Minh // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 40-41 .- 363

Trình bày quy định và hiện trạng trao đổi tín chỉ các-bon tại Việt Nam. Đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

5 Tính toán, thiết kế tủ nuôi nấm đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình / Trần Việt Hùng, Nguyễn Nhân Sâm, Phạm Quang Phú, Bùi Trung Thành, Lê Thị Bích Nguyệt // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 35-45 .- 363

Nấm đông trùng hạ thảo chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Nghiên cứu hướng đến việc hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết kế tủ vi khí hậu để nuôi nấm đông trùng hạ thảo, đưa sản phẩm tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng và giảm giá thành sản phẩm nuôi trồng. Nghiên cứu thực hiện tính toán, thiết kế tủ nuôi tạo lập môi trường nhân tạo quy mô hộ gia đình có sản lượng nuôi 1 kg nấm đông trùng hạ thảo tươi Cordyceps militaris trong mỗi đợt nuôi trồng cùng với các thông số môi trường trong tủ nuôi có nhiệt độ đạt 20°C - 21.3 °C, độ ẩm tương đối của không khí phạm vi 78% - 92% và cường độ chiếu sáng phạm vi 500lx - 1000lx.

6 Giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án theo pháp luật Nhật Bản và Việt Nam / Vũ Thị Duyên Thủy, Lê Mạnh Hùng // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 77-92 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích tổng quan về hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án tại Nhật Bản và Việt Nam; đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam tù kinh nghiệm của Nhật Bản, nhằm giải quyết tốt hơn các tranh chấp môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới.

7 Áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch và phương pháp PLS-SEM để nghiên cứu hành vi giảm thiểu tác động của bụi mịn của người dân ở thành phố Hà Nội / Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Nguyễn Thành Đạt // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 81-83 .- 363

Bài viết này ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch và phương pháp PLS-SEM để phân tích các nhân tố tác động đến hành vi giảm tác động của bụi mịn, dựa trên mẫu khảo sát từ 328 người dân thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố có tác động mạnh nhất đến hành vi giảm tác động của bụi mịn là khả năng thực hiện, tiếp đó là chuẩn chủ quan, thể hiện mong đợi của những người xung quanh về hành vi của cá nhân. Vì vậy, nhằm thúc đẩy người dân tăng cường các hoạt động bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng của bụi mịn, những giải pháp liên quan đến tăng cường khả năng thực hiện và tăng cường thông tin tuyên truyền về bụi mịn và giải pháp ứng phó sẽ có tác động tích cực đối với sức khoẻ người dẫn Thủ đô.

8 Bài học về kế toán quản trị môi trường của các doanh nghiệp dệt may trên thế giới / Vũ Bích Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 136-139 .- 657

Dù đóng góp cho nền kinh tế khá lớn, song ngành Dệt may đang đứng trước thách thức chung của toàn cầu khi lại là ngành gây ra ô nhiễm môi trường. Hiện nay, trước tình trạng biến đổi khí hậu và yêu cầu thực hiện các cam kết của quốc gia trong hoạt động bảo vệ môi trường, ngành Dệt may cần có những thay đổi nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Đây chính là lí do khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác kế toán quản trị môi trường nhằm mục tiêu phục vụ công tác điều hành cũng như công khai, minh bạch thông tin cho các bên liên quan. Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong việc sử dụng kế toán quản trị môi trường, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

9 Đề xuất hoàn thiện danh mục sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 19-22 .- 336.2

Thuế bảo vệ môi trường là một trong những công cụ kinh tế thông qua việc đánh thuế đối với những sản phẩm, hàng hóa thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước, nhằm góp phần hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường đến nay cho thấy, quy định về các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đã phát sinh một số vấn đề đòi hỏi cần nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo tính bao quát, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tế.

10 Tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị: nội hàm và các hướng dẫn thực hiện / Nguyễn Thị Phương Dung, Phan Huy Toàn, Nguyễn Thị Linh, Hoàng Thị Hằng, Lê Trung Hiếu // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 182-185 .- 658

Theo khảo sát của Công ty kiểm toán PWC (2022), 70% doanh nghiệp Việt Nam không có hoặc rất ít khi công bố báo cáo về Môi trường, xã hội và quản trị. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong vấn đề phát triển bền vững để hướng tới nền kinh tế đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Do vậy, mục tiêu của bài viết này là giải thích khái niệm môi trường, xã hội và quản trị, các hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn trên thế giới và tại Việt Nam.