CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tỷ giá hối đoái

  • Duyệt theo:
1 Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay – Một số khuyến nghị chính sách / Vũ Chi Mai, Phạm Gia Khánh // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 3-10 .- 332.04

Trong giai đoạn vừa qua, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia phải ứng phó các cú sốc lạm phát gia tăng hậu Covid-19 với nguyên nhân chủ yếu là giá cả hàng hóa, năng lượng gia tăng do việc tái tổ chức chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ lương thực... Tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ đệm của CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bởi cơ chế truyền dẫn của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp tới xuất, nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước. Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái có thể tiếp tục chịu nhiều áp lực do lạm phát vẫn ở mức cao, xung đột chính trị giữa các quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt... tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh và biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

2 Lựa chọn phương pháp hạch toán tỷ giá đối với các giao dịch bằng ngoại tệ / Nguyễn Mạnh Tuyển, Lê Thị Mỹ Nguyệt, Trà Thị Hải Hà, Huỳnh Tấn Bảo, Vũ Thị Bích Hoa // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 235 .- Tr. 102-106 .- 657

Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ đã được hướng dẫn tại chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành nhưng còn khá phức tạp, khó khăn trong thực hiện tại các doanh nghiệp. Bài viết này nghiên cứu và đưa ra một số gợi ý về lựa chọn phương pháp kế toán liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ, là tài liệu cho các doanh nghiệp có các giao dịch liên quan đến ngoại tệ tham khảo thực hiện.

3 Thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết / Nguyễn Thị Khánh Phương, Nghiêm Phương Linh // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 70 - 73 .- 658

Thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư luôn kỳ vọng tạo ra lợi nhuận tối đa nên họ sẽ mua và bán những cổ phiếu mà họ mong muốn đem lại hiệu quả kinh doanh nhất cho họ. Do đó mối quan hệ giữa thông tin trong báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Hơn nữa, khi nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển thì các giao dịch ngoại tệ ngày càng được sử dụng phổ biến. Trong các thông tin trên BCTC thì chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến các công ty có phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TGHĐ) sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Do đó mối quan hệ giữa thông tin chêch lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yế trên thị trường chứng khoán (TTCK) là một vấn đề cần được nghiên cứu.

4 Ảnh hưởng của tỷ giá đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 6 (615) .- Tr. 28-34 .- 332

Nghiên cứu này cho thấy, tỷ giá có quan hệ nghịch biến với FDI và tác động đến FDI ở mức khá thấp. Điều đó hàm ý, trong giai đoạn vừa qua sự biến động của dòng vốn FDI vào Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá mà do nhiều nguyên nhân khác.

5 Tác động của giá dầu, tỷ giá, lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Bùi Minh Bảo, Hồ Linh Đan, Nguyễn Thanh Hiền // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 88-106 .- 332.1

Đánh giá tác động của giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian theo quý 26 năm (1995 - 2020). Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá dầu, tỷ giá và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ở các mức phân vị khác nhau. Qua đó, ta thấy sự thay đổi của giá dầu, tỷ giá và lạm phát rất nhạy cảm với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

6 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái : bàn luận về Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS 21) và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 10 / Hồ Xuân Thủy, Lê Văn Cường, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Ngọc Hà, Nguyễn Phan Thanh Ngân, Hoàng Thị Minh Thư // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 5(224) .- Tr. 22-26 .- 657

Bài viết tập trung phân tích khoảng cách giữa IAS 21 và VAS 10, về ảnh hưởng của việc thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Đồng thời, chỉ ra những bất cập của VAS 10, khi so sánh với IAS 21, những khó khăn khi áp dụng IAS 21 vào thực tiễn, tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện VAS 10 để phù hợp với IAS 21, nhằm chuẩn bị cho quá trình áp dụng IFRS diễn ra thuận lợi hơn.

7 Tác động của tỷ giá hối đoái tới lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam / Trần Việt Dũng, Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Kim Trúc // .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 32-41 .- 332.45

Bài viết này nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động du lịch quốc tế thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn với dữ liệu mảng về du lịch từ 32 quốc gia trên thế giới tới Việt Nam trong những năm 2000 – 2018. Tỷ giá được sử dụng để phân tích bao gồm: tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER), tỷ giá hối đoái thực song phương (RER), tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER). Kết quả ước lượng cho thấy khi đồng nội tệ của quốc gia đi du lịch tăng giá và Việt Nam đồng giảm giá là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Kết quả này hàm ý rằng để phát triển du lịch Việt Nam, xu hướng làm cho Việt Nam đồng trở nên yếu đi sẽ là yếu tố cần được chú ý trong việc thực hiện chính sách tỷ giá.

8 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam : tiếp cận theo mô hình VECM / Lê Phan Thị Diệu Thảo, Võ Lê Linh Đan, Dương Hoàng Huy // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 591 .- Tr. 29-36 .- 332.12

Dựa trên phương trình cân bằng dài hạn, bài viết tiếp tục đo lường tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cán cân thương mại đồng biến với tỷ giá hối đoái thực, tức là cấn cân thương mại sẽ xấu đi khi VND giảm giá. Hàm phản ứng đẩy của mô hình hiệu chỉnh sai số cho thấy sau khi xảy ra cú sốc phá giá, cán cân thương mại Việt Nam xấu đi trong vòng 8 quý, bắt đầu cải thiện và trở lại cân bằng sau 9 quý.

9 Tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính tại Việt Nam / Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Thanh Hoài // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 5-23 .- 332.12

Nghiên cứu đo lường rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 bằng phương pháp SES (Systemic Expected Shortfall), đồng thời, phân tích ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính tại Việt Nam bằng hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp OLS, FEM, REM và D-GMM. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 29 tổ chức tài chính, bao gồm: ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến rủi ro hệ thống tại Việt Nam và các tác động này thay đổi theo từng giai đoạn của nền kinh tế. Giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng khoảng 2008, tăng lãi suất và tăng giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến việc tăng rủi ro hệ thống. Giai đoạn ổn định của nền kinh tế, phá giá đồng nội tệ sẽ làm tăng rủi ro hệ thống.

10 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008-2020 / Nguyễn Phạm Anh // .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 43-46 .- 332.64

Tỷ giá hối đoái luôn có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế đặc biệt là cán cân thương mại. Sự thay đổi của cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-2020 và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá với mục tiêu cải thiện tình hình xuất khẩu và nhập khẩu hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng.