CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Virus

  • Duyệt theo:
1 In silico screening for anti-Zika Virus compounds from Eclipta prostrata by molecular docking / Thien-Hoang Ho, Uyen-Thanh Nguyen Thi, Quoc-Dang Quan, Kim-Tuyen Nguyen Thi, Trang H. D. Nguyen, Dinh Thach Bui // .- 2023 .- Vol 21 - Number 2 .- P. 197-217 .- 610

Zika virus (ZIKV) belongs to the flavivirus family, and infection with ZIKV can lead to microcephaly, neurological issues like Guillain-Barré syndrome, and other birth defects. Zika virus can cause serious complications during pregnancy, such as delivery complications and pregnancy problems. It can also lead to severe illnesses, including swelling of the brain and spinal cord, as well as bleeding disorders. The Zika virus gained worldwide attention during the pandemic in Brazil, which led to extensive research efforts to discover effective and safe anti-Zika virus therapies. ADME prediction study found that echinocystic acid, eclalbasaponin I, and ecliptasaponin A have inhibitory abilities and are highly pharmacologically active, while α-amyrin and ursolic acid showed no results. However, all five substances are insoluble and lack optimal saturation, making oral absorption limited.

2 Phương pháp phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật / Đỗ Tiến Phát, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 607-618 .- 580

Trình bày nguyên lý hoạt động, tính ứng dụng cũng như ưu nhược điểm của một số phương pháp truyền thống và công nghệ mới trong nghiên cứu chọn cây trồng kháng bệnh virus. Virus là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất đối với cây trồng. Sự xâm nhiễm và lây lan của virus trong cây thường gây ra những thiệt hại đáng kể về năng suất và chất lượng nông sản. Do tính chất nguy hiểm của bệnh virus gây ra với cây trồng và nền sản xuất nông nghiệp, rất nhiều biện pháp, công nghệ đã được xây dựng và phát triển phục vụ công tác quản lý, phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật. Phục tráng, tạo cây giống sạch virus thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp với xử lý nhiệt, lạnh hay hóa chất đã cho thấy hiệu quả tốt và được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, việc sử dụng tính kháng chéo hay quy tụ gen kháng cho thấy tính ưu việt trong nâng cao phổ kháng và tính bền vững với bệnh virus. Đặc biệt, việc sử dụng các công nghệ mới như chuyển gen, bất hoạt gen, chỉnh sửa gen đã tạo được những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu nâng cao tính kháng bệnh virus trên cây trồng.

3 Tạo kháng thể đặc hiệu kháng protein P10 của virus lùn sọc đen phương Nam bằng peptide tổng hợp / Đỗ Thị Hạnh, Phạm Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hà, Phùng Thị Thu Hương, Phạm Xuân Hội, Nguyễn Duy Phương // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 687-693 .- 570

Nghiên cứu peptide tổng hợp sử dụng nhằm tạo kháng thể đặc hiệu kháng protein P10 của virus lùn sọc đen phương Nam. Bệnh lúa lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV) đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các vùng trồng lúa miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trong khi các phương pháp chẩn đoán SRBSDV chính xác dựa trên RT-PCR khó có thể áp dụng đại trà ở các cơ sở địa phương do sự phức tạp về mặt kỹ thuật. Các phương pháp chẩn đoán SRBSDV dựa trên kỹ thuật kháng nguyên-kháng thể đơn giản và dễ dàng triển khai rộng rãi vẫn chưa được phát triển ở Việt Nam. Kháng thể đa dòng kháng đặc hiệu SRBSDV được tạo ra từ kháng nguyên là đoạn peptide giàu tính kháng nguyên có nguồn gốc từ protein vỏ P10 của SRBSDV và bảo thủ ở các nòi SRBSDV của Việt Nam. Kháng thể tinh sạch thu được liên kết đặc hiệu với protein P10 ở nồng độ kháng thể pha loãng 1:40000 và phát hiện được sự có mặt của SRBSDV trong mẫu lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen bằng kỹ thuật Dot-ELISA. Kết quả nghiên cứu mở ra cơ hội mới để phát triển bộ kit chẩn đoán nhanh SRBSDV dạng màng ở Việt Nam.

4 Viêm gan tự miễn khởi phát sau nhiễm Epstein-Barr virus : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Đỗ Thị Thúy Nga // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 263-270 .- 610

Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh viêm gan tự miễn khởi phát sau nhiễm Epstein-Barr virus. Epstein-Barr virus (EBV) là một nguyên nhân gây viêm gan, mức độ viêm gan thường nhẹ và thoáng qua. Ở trẻ nhiễm EBV mà có biểu hiện viêm gan kéo dài cần loại trừ viêm gan do các căn nguyên khác. Khi xuất hiện các tự kháng thể đặc hiệu với viêm gan tự miễn nên cân nhắc sinh thiết gan và phối hợp các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan tự miễn.

5 Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính / Ngọ Thị Uyên, Nghiêm Xuân Hoàn, Tạ Thành Văn, Phạm Thị Minh Huyền, Đào Phương Giang, Đặng Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 25-35 .- 610

Trình bày nghiên cứu đa hình đơn nucleotide rs36084323 của gen PDCD-1 ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Đa hình đơn nucleotide (SNP) của gen PDCD-1 được cho là có liên quan đến sự thay đổi phiên mã PD-1 là phối tử quan trọng tham gia ức chế kiểm soát miễn dịch tế bào T vì vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý bệnh của bệnh viêm gan B mạn tính. Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, là hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vong của các bệnh nhân viêm gan B mạn tính, đáng chú ý là tỉ lệ xơ gan và ung thư gan ngày càng gia tăng làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SNP rs36084323 của gen PDCD-1 không liên quan đến nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B và không làm tăng nguy cơ tiến triển viêm gan B mạn tính thành ung thư gan.

6 Thuốc kháng virus có thể thay đổi tình hình đại dịch? / Đặng Xuân Thắng, Phạm Đức Hùng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 113-115 .- 610

Nghiên cứu phân tích thuốc kháng virus có thể thay đổi tình hình đại dịch hay không trong khi các biến thể biến đổi liên tục, tình hình đại dịch ngày càng phức tạp hơn. Về bản chất, SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Chúng thâm nhập thông qua sự tương tác trực tiếp giữa protein S và men chuyển angiotensin 2 trên thụ thể tế bào. Hai loại thuốc Molnupiravir và Remdesivir được nghiên cứu phát triển hiện tại giúp giảm số người bệnh nhập viện. Hai loại thuốc này tác động vào hai vị trí khác nhau trong vòng đời của virus. Thuốc mới của Pfizer chủ yếu tập trung vào ức chế protease của virus, được sử dụng để tạo ra các protein khác cho nó. Trong sản phẩm của Merck tương tự Remdesivir – sẽ tác động đến enzyme RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) và ngăn cản quá trình sao chép bộ gen của virus.

7 Nghiên cứu chế tạo mẫu chuẩn RNA bền với nucleases dùng trong định lượng virut viêm gan C / Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trương Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Mạnh Kiên, Lê Quang Trí, Nguyễn Bảo Toàn, Tatyana Ilinhichan, Phạm Thị Kim Trâm, Nguyễn Hoàng Chương, Nguyễn Đăng Quân // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 31-36 .- 610

Trình bày nghiên cứu chế tạo mẫu chuẩn RNA bền với nucleases dùng trong định lượng virut viêm gan C. Chứng dương (hay mẫu chuẩn) là thành phần không thể thiếu trong các xét nghiệm sinh học phân tử ứng dụng trong định lượng axit nucleic mục tiêu. Mẫu chuẩn thường được sử dụng phổ biến nhất là plasmid DNA, cDNA hay RNA trần với đặc tính kém bền và dễ bị phân hủy bởi các enzyme phân cắt axit nucleic tồn tại trong môi trường, vì vậy có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả định lượng. Trong nghiên cứu, mẫu chuẩn bản chất là một vùng trình tự RNA của virut viêm gan C (HCV) được đóng gói trong protein vỏ của thực khuẩn thể MS2 bằng công nghệ thiết kế armored RNA. Khắc phục được hạn chế của các loại chất chuẩn khác, AR-HCV có thể bổ sung trực tiếp vào mẫu, giúp kiểm soát và đảm bảo độ chính xác của toàn bộ quy trình định lượng HCV.

8 Số lần xét nghiệm cần thiết virus SARS-COV-2 để khẳng định một âm tính thật / Võ Nhân Văn, Nguyễn Phúc Minh Tú, Trần Bàn Thạch, Lưu Văn Hiền, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Tấn Trung // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 5 (48) .- Tr. 3-7 .- 616

Tromg bài báo này các dự đoán về kết quả xét nghiệm virus SARS-COV-2 sử dụng xác suất có điều kiện theo định lý Bayes sẽ được phân tích. Đầu tiên bài báo sẽ định nghĩa một số thuật ngữ được dùng trong dự đoán xác suất bị lây nhiễm Virus. Sau đó bài báo khảo sát một số ví dụ để phân tích việc dự đoán khả năng âm tính giả và dương tính giả về số lần xét nghiệm để đạt được xác suất âm tính thật là chính xác.

9 Phát triển hệ kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải ứng dụng trong nghiên cứu vi-rút / Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Hồng Nhung, Nguyễn Đức Toàn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 6-11 .- 610

Trình bày phát triển hệ kính hiển vi (KHV) huỳnh quang siêu phân giải ứng dụng trong nghiên cứu vi-rút. Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải là hệ kính ưu việt nhờ kết hợp tính năng chụp ảnh huỳnh quang với khả năng quan sát các mẫu sinh học vượt qua được giới hạn nhiễu xã của KHV quang học. Hệ kính này giúp quan sát được mẫu sống với độ chính xác và độ phân giải cao. Sự thuận tiện của kỹ thuật chuẩn bị mẫu và chụp được hình ảnh vi-rút sốt xuất huyết (SXH) Dengue nói riêng, các loại vi-rút nói chung bằng KHV huỳnh quang siêu phân giải với độ chính xác và độ phân giải cao sẽ đóng góp cho nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy về vi-rút học.

10 Vắc xin mRNA : cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu / Trần Trung Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 44-46 .- 610

Phân tích vắc xin mRNA trong thời kỳ đại dịch Covid-19, sự ra đời của nhiều loại vắc xin làm thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là vắc xin mRNA – công nghệ hiện đang được các nhà khoa học đánh giá là tạo nên cuộc cách mạng trong nghiên cứu chế tạo vắc xin. Đa số vắc xin chúng ta sử dụng từ trước đến nay vẫn được tạo ra dựa trên các mầm bênh đã được làm suy yếu, giảm độc tính hoặc làm bất hoạt dưới tác động của nhiệt và hóa chất. Trong khi đó cơ chế hoạt động của vắc xin mRNA lại hoàn toàn khác. Thay vì dùng mầm bệnh giảm độc tính hoặc bị xử lý bất hoạt để “huấn luyện” cơ thể ngăn chặn sự lây nhiễm như các loại vắc xin truyền thống, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tử mRNA đã được thay đổi mã di truyền thay vì mầm bệnh. Sau khi được đưa vào cơ thể, các mRNA này sẽ “dạy” hay “hướng dẫn” các tế bào của chúng ta tạo ra một protein hoặc một mảnh protein giống của các tác nhân gây bệnh. Cụ thể đối với vi rút SARS-CoV-2 là các protein dạng “gai”. Khi thấy cơ thể xuất hiện nhiều protein gai lạ, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.