CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Anh--Dạy và học

  • Duyệt theo:
1 Sử dụng phương pháp lồng tiếng video để cải thiện phát âm tiếng Anh cho sinh viên năm nhất không chuyên tại một trường đại học ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thư, Ngô Phương Anh // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 55-62 .- 420

Để đánh giá tác động của hoạt động lồng tiếng video, nhóm nghiên cứu đặt ra hai mục tiêu chính: Đánh giá tác động của việc sử dụng kĩ thuật lồng tiếng video đối với việc cải thiện phát âm của sinh viên năm nhất không chuyên tại một trường đại học và Tìm hiểu thái độ của sinh viên khi tham gia hoạt động lồng tiếng video trong những lớp học nói.

2 Những phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành / Nguyễn Thị Mơ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 31-36 .- 420

Tìm hiểu về những phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành được áp dụng trên thế giới và từ đó đối chiếu với phương pháp giảng dạy phổ biến ở trong nước. Dựa vào thực trạng giảng dạy hiện tại, tác giả đưa ra đề xuất ứng dụng những phương pháp giảng dạy cập nhật phù hợp cho một số trường hợp điển hình.

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc học tiếng Anh trực tuyến trong giáo dục Đại học / Phạm Mai Khánh, Đỗ Thanh Loan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 6(299) .- Tr. 81-87 .- 400

Điều tra ý kiến của giáo viên và sinh viên về lợi ích và hạn chế của việc học tiếng Anh trực tuyến trong Học kết hợp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh trực tuyến ở bậc đại học.

4 Một số hoạt động giúp sinh viên luyện tập câu gián tiếp / Nguyễn Thị Thu Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 6(299) .- Tr. 88-93 .- 400

Đề xuất một số hoạt động nhằm giúp cho việc dạy và luyện tập câu gián tiếp trên lớp trở nên thú vị và dễ dàng hơn cho sinh viên, với mong muốn góp phần làm cho việc dạy và học câu gián tiếp nói riêng và ngữ pháp tiếng Anh nói chung sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm tạo động cơ học tập kĩ năng nghe tiếng Anh / Chu Thị Bích Liên // .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 49 - 54 .- 400

Khái quát trường hợp sử dụng phương pháp dạy kĩ năng nghe cho sinh viên qua ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

6 Sử dụng phim tiếng Anh để cải thiện phát âm cho sinh viên / Trần Thị Ánh Tuyết // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 55 - 59 .- 400

Ghi lại một nghiên cứu cải tiến sư phạm định tính được thực hiện từ thực tiễn giảng dạy một lớp học tiếng Anh sơ cấp.

7 Trạng ngữ thời gian trong tiếng Anh và khung đề thời gian trong tiếng Việt / Tô Minh Thanh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 61 - 71 .- 400

Tìm hiểu (i) sự không tương thích về trật tự từ (word order) có thể xảy ra khi dịch sang tiếng Việt câu tiếng Anh có một hay hơn một trạng ngữ trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian, (ii) những trường hợp người bản ngữ dùng trạng ngữ chỉ thời gian ở đầu câu tiếng Anh, và (iii) những thay đổi tiềm ẩn về nghĩa biểu đạt do sự thay đổi vị trí này tạo nên.

8 Những yếu tố cần bổ sung khi tiến hành xây dựng đề cương bài giảng học phần kĩ năng tiếng Anh tại Trường Đại học Thủ Dầu Một / Thái Bửu Tuệ, Lê Hoàng Kim // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 78 - 84 .- 400

Nêu lên ý tưởng cải tiến nội dung thiết kế đề cương giảng dạy các học phần kĩ năng ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất áp dụng tiêu chí về “hoạt động của con người” trong nền công nghiệp 4.0 nhằm cụ thể hóa các giai đoạn triển khai hoạt động dạy và học thuộc phần chiến lược hướng dẫn của đề cương chi tiết.

9 Đề xuất ứng dụng phương pháp học đảo ngược trong việc dạy tiếng Anh cho sinh viên hệ chất lượng cao, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội / Phạm Hoài Thu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 85 - 89 .- 400

Phân tích các yếu tố khả thi nhằm đề xuất ứng dụng hình thức lớp học này trong việc dạy – học tiếng Anh không chuyên với sinh viên hệ chất lượng cao, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10 Niềm tin và thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành / Nguyễn Thị Mơ, Phạm Thị Thu Thủy // .- 2019 .- Số 4(284) .- Tr. 98-104 .- 400

Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn chuyển đổi của giảng viên từ giảng dạy tiếng Anh cơ bản sang lĩnh vực mới tiếng Anh chuyên ngành. Khám phá niềm tin của họ về việc giảng dạy và quan sát thực tiễn họ triển khai, sau đó tiến hành phân tích mối quan hệ giữa niềm tin và thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm kể chuyện, phỏng vấn, dự giờ và tư liệu. Kết quả nghiên cứu mang lại một số đóng góp cho ngành ngôn ngữ ứng dựng và giảng dạy tiếng Anh.