CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sức khỏe--Tâm thần

  • Duyệt theo:
1 Trầm cảm, lo âu, căng thẳng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cắt bao quy đầu tại Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Chu Thị Chi, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Thị Sơn, Trương Quang Trung, Hoàng Thị Vân Anh, Đinh Hà Quỳnh Anh // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 25-36. .- 610

Sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực cần thiết được quan tâm đặc biệt trong công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 114 người bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu tại Khoa Nam học và Y học Giới tính để tìm hiểu mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng và tìm hiểu các yếu tố liên quan.

2 Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Đông Á trong thời kỳ giãn cách xã hội do COVID-19 / Nguyễn Thị Hải, Lại Thị Hà, Trần Công Huyền Trang, Trần Thị Mỹ, Trần Thị Vân, Hứa Thị Lệ Oanh, Phạm Thị Nga, Đỗ Thị Thùy Minh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Trần Vĩnh Phú // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 1(3) .- Tr. 28-39 .- 617

Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của sinh viên ngành Điều dưỡng tại trường Đại học Đông Á, từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang với 540 sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Đông Á tham gia khảo sát online. Sức khỏe tâm thần được đo bằng thang đo DASS-21 bao gồm trầm cảm, lo âu và stress.

3 Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của cán bộ Y tế Việt Nam năm 2021 / Nguyễn Thị Quỳnh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 202-210 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của cán bộ y tế một số tỉnh thành Việt Nam năm 2021. Số liệu được thu thập bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi trên 1603 cán bộ y tế tại Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam.

4 Một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần của cán bộ Y tế trong đại dịch COVID-19 / Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 211-221 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19 của cán bộ y tế năm 2021. Nghiên cứu được tiến hành trên 1603 nhân viên y tế tại Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam. Phân tích nhân tố được áp dụng để xác định 3 lĩnh vực: sự ám ảnh, lảng tránh và phản ứng thái quá.

5 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần / Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Eric Hahn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 116-123 .- 610

Trình bày đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần hay gặp trong tâm thần học, được đặc trưng bởi sự ức chế toàn bộ các mặt hoạt động tâm thần (về cảm xúc, hành vi, tư duy). Các triệu chứng chính của trầm cảm gặp ở phần lớn người bệnh, hay gặp nhất là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (99%). Các triệu chứng phổ biến hay gặp là rối loạn giấc ngủ (95,8%), rối loạn ăn uống (83,3%), giảm tập trung chú ý (83,3%). Triệu chứng cơ theer hay gặp nhất là mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày (91,7%). Lo âu (79,2%) và đau (53,1%) thường đi kèm với trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng với triệu chứng chính, phổ biến, cơ thể và các triệu chứng khác, đặc biệt là đau và lo âu.

6 Sức khỏe tâm thần trong bối cảnh Covid-19 / Đào Thị Hải Yến // .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 62-63 .- 610

Phân tích sức khỏe tâm thần trong bối cảnh Covid-19. Các triệu chứng thần kinh cấp tính như viêm thần kinh, suy giảm nhận thức, mất khứu gác và tai biến mạch máu não là những ảnh hưởng trực tiếp rất phổ biến ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2. Căng thẳng liên quan đến công việc, bế tắc trong cuộc sống, cách ly xã hội… ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần của rất nhiều người, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật nuôi có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần có liên quan đến Covid-19. Bên cạnh đó, các cuộc gọi video cũng được đề xuất để làm giảm sự cô lập xã hội và cảm giác cô đơn ở người cao tuổi.

7 Tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tại một số bệnh viện tuyến Trung ương năm 2020 / Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Vinh, Phạm Thị Quân, Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 361-369 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tại một số bệnh viện tuyến Trung ương năm 2020. COVID-19 là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua các giọt bắn và tiếp xúc gần. Các nhân viên y tế là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế tại các khoa hành chính, sống độc thân và có tuổi đời, tuổi nghề cao thì có nguy cơ cao bị các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn các đối tượng khác.

8 Sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở thành viên gia đình nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV / Đào Thị Diệu Thúy [et al.] // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 86-95 .- 610

Nhu cầu cải thiện gánh nặng chăm sóc, nâng cao chất lượng mạng lưới hỗ trợ thành viên gia đình để giảm thiểu nguy cơ stress, lo âu, trầm cảm ở thành viên gia đình.

9 Đánh giá khả năng ứng dụng trang web internet cung cấp thông tin tâm lý và sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ / Nguyễn Tấn Đạt, Phạm Thị Tâm, Pamela Wright, Christine Dedding // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2018 .- Số 11+12 .- Tr. 272-281 .- 616.8

Đánh giá tình hình sử dụng trang web cung cấp thông tin về sức khỏe tâm thần của 643 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy có 98,6 phần trăm học sinh đã từng truy cập trang web trong thời gian 2 tuần sau khi được giới thiệu trang web. Có 6,6 phần trăm học sinh truy cập mỗi ngày, 6 phần trăm truy cập từ 3 lần/tuần trở lên và có 77,1 phần trăm truy cập từ 1 đến 2 lần/tuần. Các hoạt động trên trang web của học sinh gồm đọc thông tin trên web, tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ thông tin, cho lười khuyên để giúp đỡ người khác và chat/ bình luận. Hầu hết học sinh đánh giá trang web rất hữu ích, phù hợp, hấp dẫn, dễ truy cập và khả năng sẽ duy trì sử dụng trang web trong tương lai.

10 Nghiên cứu tình trạng sức khõe tâm thần kinh ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu theo thang điểm BECK / Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Quang Duật // Y học thực hành .- 2014 .- Số 10/2014 .- Tr. 33-36 .- 610

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và tình trạng sức khõe tâm thần ở những bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu theo thang điểm BECK. Tìm hiểu mối liên quan giữa thang điểm BECK với lâm sàng, xét nghiệm và giai đoạn bệnh ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.