CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dược học--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Định lượng Acid Aristolochic trong mộc thông và phòng kỷ ở một số cơ sở tại Hà Nội / Trần Thị Hồng Phương, Hoàng Minh Chung, Nguyễn Tuấn Anh // .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 86-93 .- 610

Đánh giá hàm lượng acid aristolochic trong 2 vị thuốc mộc thông và phòng kỳ thu thập được ở một số cơ sở tại Hà Nội. Kết quả cho thấy 2 vị thuốc có hình thái phiến thuốc không đúng với mô tả của các loài ghi trong dược điển Việt Nam IV và dược điển Trung Quốc. Không phát hiện thấy acid aristolochic trong bất kỳ mẫu mộc thông nào. 100 phần trăm mẫu phòng kỳ đều có acid aristolochic, mẫu cao nhất là 0,29mg/g và thấp nhất là 0,0008mg/g.

2 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hắc phụ tử / Phạm Văn Hải, Trần Thị Hồng Phương // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 60-69 .- 610

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vị thuốc hắc phụ tử chế với các tiêu chí về cảm quan, định tính, định lượng hàm lượng alcaloid toàn phần, định lượng hàm lượng diester alcaloid, giới hạn aconitin, độ ẩm, tạp chất, tro toàn phần, kim loại nặng. Chỉ tiêu định lượng hàm lượng alcaloid toàn phần là không ít hơn 0,15 phần trăm, chỉ tiêu định lượng hàm lượng diester alcaloid trong phụ tử chế không cao hơn 0,20 phần trăm.

3 Đặc điểm sinh học và giá trị dược học của cây bảy lá một hoa thuộc chi Paris / Vũ Thị Thu Thủy // .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 49-54 .- 610

Ở Việt Nam, chi Paris tìm thấy 8 loài: P. caobangensis, P. cronquistii, P. delavayi, P. dunniana H., P. fargesii Franch., P. polyphylla Sm., P. xichouensis., và P. polyphylla var. Cây bảy lá một hoa là loài cây thuốc quý, có nhiều tác dụng, chữa trị được nhiều loại bệnh, kể cả những bệnh nan y. Các loài bảy lá một hoa trên thế giới và Việt Nam đều rất đa dạng về hình thái, số lượng và hình dạng lá. Khả năng tái sinh cây trong tự nhiên khá thấp bởi nhiều nguyên nhân như hạt có thời gian ngủ nghỉ dài, khó nảy mầm. Tổng kết các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, giá trị dược học nhằm tư liệu hóa nguồn gen cây bảy lá một hoa và phục vụ xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn, phát triển loài cây dược liệu quý này ở Việt Nam.

4 Khảo sát định tính thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết diệp hạ châu / Nguyễn Thị Xuân Diễm Trinh, Lý Trường Dũ, Phạm Huỳnh Ngân // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 433-438 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm định tính thành phần hóa học cũng như khả năng kháng oxy hóa của cao chiết diệp hạ châu, với nguồn nguyên liệu được thu hái ở xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Kết quả định tính trên cao methanol và cao hexan Diệp hạ châu bằng phương pháp chiết ngâm dầm cho thấy sự hiện diện của một số hợp chất thiên nhiên, gồm: Alkaloid, flavonoid, steroid và triterpenoid, tannin, glycoside, saponin. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết methanol và hexan với giá trị IC50 (Half-Maximal Inhibitory Concentration) lần lượt là 21.894µg/mL, 60.226µg/mL, cho thấy tiềm năng mở rộng ứng dụng cây Diệp hạ châu trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe.

5 Phân lập một số hợp chất taxoid trong phân đoạn cao methanol 100% từ lá Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) trồng ở Lâm Đồng / / Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Trúc Phương, Bùi Thế Vinh, Trần Công Luận, Hứa Hoàng Oanh, Nguyễn Phương Dung // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 9 (10)/2016 .- Tr. 6-10 .- 610

Tập hợp một số chất taxoid trong phân đoạn cao methanol 100% từ lá Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) trồng ở tỉnh Lâm Đồng bằng sắc ký cột với các dung môi thông thường. Từ 75 g cao methanol 100% đã phân lập được các taxoid là taxinine B (425 mg), taxuspin F (732 mg), taxchinin B (703 mg), taxuspin D (83mg). Các taxoid được xác định cấu trúc hóa học dựa trên phân tích phổ UV-Vis, MS, NMR và so sánh với các tài liệu tham khảo.

7 Khảo sát tác động kháng viêm, giảm đau các phân đoạn nọc bọ cạp Heterometrus laoticus / Nguyễn Thị Thùy Trang, Trần Hiếu Trung, Nguyễn Hoài Nam,... // Dược học .- 2014 .- Số 464 .- Tr. 41 – 45 .- 615

Khảo sát tác động khám viêm, giảm đau của các phân đoạn 2, 3, 4 được tách ra từ nọc bọ cạp đen (H.laoticus) bằng phương pháp sắc ký lọc gel trên Sephadex G-50.