CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sinh học

  • Duyệt theo:
11 Phân tích in-silico xác định và mô tả họ gen kháng NBS-LRR ở chuối Musa acuminata / Trần Đức Trung, Tạ Hồng Lĩnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 52-58 .- 572

Nhằm đánh giá mô hình cấu trúc và quan hệ tiến hóa giữa các gen NBS-LRR ở chuối, cây phân loại dựa trên trình tự đầy đủ của 97 protein đã được xây dựng. Bệnh hại do vi khuẩn, virus là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất chuối trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ngoài các biện pháp canh tác, việc khai thác và ứng dụng nguồn gen kháng – phần lớn thuộc họ gen NBS-LRR trong chọn tạo, cải thiện giống chuối là phương thức bền vững để đối phó với dịch bệnh. Hệ gen loài chuối Musa acuminata được giải mã tạo tiền đề cho các nghiên cứu di truyền chuyên sâu, bao gồm xác định họ gen kháng NBS-LRR. Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen kháng và khai thác ứng dụng trong chọn tạo giống nuôi.

12 Đánh giá khả năng phân loại của hai chỉ thị rbcL và trnL với một số mẫu Bách bộ (Stemonaceae) thu tại phía Bắc Việt Nam / // .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 25-29 .- 570

Phân tích, đánh giá khả năng phân loại của hai chỉ thị rbcL và trnL với một số mẫu Bách bộ (Stemonaceae) thu tại phía Bắc Việt Nam. Bách bộ là cây thuốc quý thuộc họ Bách bộ (Stemonacear), có tính ứng dụng cao trong đời sống. Các chiết xuất từ lá hay rễ của loài cây này chứa nhiều chất sinh học, có nhiều giá trị về mặ dược lý nên có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá và phân loại dựa trên chỉ thị DNA cho Bách bộ ở Việt Nam vẫn chưa được tiến hành nhiều. Ở nghiên cứu này, các tác giả thực hiện phân tích hai chỉ thị mã vạch DNA (DNA barcode) gồm rbcL và trnL để có những đánh giá ở mức độ phân tử cho 4 mẫu Bách bộ thu được từ vùng núi miền Bắc Việt Nam, đồng thời so sánh với các trình tự tương đồng trong họ Bách bộ đã được công bố trên Ngân hàng gen quốc tế (GenBank).

13 Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ loài Adinandra poilanei Gagnep / Vũ Thị Kim Oanh, Bùi Thu Hà, Đinh Ngọc Thức, Lê Nguyễn Thành // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 22-25 .- 570

Nghiên cứu báo cáo việc phân lập và xác định cấu trúc của 5 hợp chất lupeol (1), acid 2β-hydroxypomolic (2), 2,6-dimethoxy-1,4-benzoquinine (3), scopoletin (4) và tyrosol (5) từ dịch chiết ethyl acetat của thân cành loài A. poilanei. Các hợp chất 2-5 lần đầu được phát hiện từ chi Adinandra, còn hợp chất 1 đã được tìm thấy từ loài A. hainanensis. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định dựa trên phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và so sánh với tài liệu tham khảo.

14 Sóc Trăng : hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản / Vũ Thị Hiếu Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 48-50 .- 363

Phân tích quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản ở Sóc Trăng. Dịch bệnh là yếu tố kìm hãm sự phát triển của nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp truyền thống không hiệu quả trong việc chống lại các dịch bệnh mới trong hệ thống nuôi công nghiệp. Vì vậy các phương pháp thay thế rất cần được phát triển để duy trì một môi trường lành mạnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhờ đó có thể đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Việc các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng) nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm sinh học Sta.EM-Pro và Sta.EM-Detox đã góp phần quan trọng nhằm kiểm soát dịch bệnh, tạo ra các sản phẩm sạch, hướng tới một ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

15 Hệ thống điện sinh học “kiểu mới” / Mỹ Hạnh // .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 29-31 .- 621.3

Tiến sĩ Hồ Tú Cường và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công pin nhiên liệu vi sinh vật không sử dụng mạch điện ngoài một dạng hệ thống điện sinh học có khả năng chuyển hóa năng lượng hóa học có trong hợp chất hữu cơ thành năng lượng điện nhờ hoạt tính xúc tác của vi sinh vật.

16 Proteogenomics, các ứng dụng trong sinh học và y học chính xác / Phan Văn Chi, Lê Thị Bích Thảo // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 1(Tập 19) .- Tr. 1-14 .- 570

Trình bày ngắn gọn về proteogenomics, tích hợp proteomics với proteomics và transcriptomics, theo đó các công nghệ nền tảng là giải trình tự thế hệ tiếp theo (NGS) và phép đo phổ khối (MS) với xử lý các dữ liệu thu được, một lĩnh vực mới nổi hứa hẹn thúc đẩy nhanh những nghiên cứu cơ bản liên quan đến quá trình phiên mã, dịch mã, cũng như các khả năng ứng dụng. Bằng cách kết hợp các thông tin của hệ gen và hệ protein, các nhà khoa học đang đạt được những kết quả mới do sự hiểu biết đầy đủ và thống nhất hơn về các quá trình sinh học phân tử phức tạp. Đặc biệt, bài báo cũng thảo luận về tiềm năng của proteogenomics thông qua các thành tựu nghiên cứu về bộ gen/hệ protein người trong y học chính xác, đặc biệt là trong các dự án về nghiên cứu quá trình phát sinh, chẩn đoán và điều trị ung thư.

17 Đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển Việt Nam / Đàm Đức Tiến // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.14-17 .- 610

Với nguồn rong biển tự nhiên phong phú và bước đầu chủ động đầu tư phát triển nuôi trồng rong biển, đến nay lĩnh vực này ở nước ta đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, song so với tiềm năng thì vẫn còn hạn chế. Sắp tới, chúng ta cần tăng cường đầu tư nguồn lực phát triển một số nhóm/loài có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó tập trung vào các nhóm/loài sinh sản hữu tính, dễ thu hoạch và bảo quản như: rong Giấy (Monostroma), rong Cải biển (Ulva), rong Chủn (Grateloupia)…, chú trọng đầu tư công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị của nguồn lợi này trong tương lai.

18 Nghiên cứu ứng dụng dịch chiết có hoạt tính sinh học từ gừng (Zingiber officinale), riềng (Alpinia officinarum) để bảo quản tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) / Phan Thanh Tâm, Nguyễn Mạnh Cường // .- 2019 .- Số 12(Tập 61) .- Tr.51-55 .- 572

Trình bày nghiên cứu bảo quản riêng rẽ tôm thẻ chân trắng sau thu hoạch bằng các phụ gia an toàn cũng như bằng dịch chiết gừng, riềng kết hợp với phụ gia.

19 Vật liệu mới làm từ tơ nhện và gỗ có thể thay thế nhựa / Lê Cao Chiến // .- 2020 .- Số 3(732) .- Tr.63-64 .- 572

Trình bày việc nghiên cứu tạo ra vật liệu làm từ tơ nhện và gỗ có thể thay thế nhựa nhưng lại có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

20 Xử lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học hiếu khí với vi sinh vật chịu mặn / Ngô Duy Thái, Hồ Kỳ Quang Minh, Nguyễn Phước Dân // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 24 (326) .- Tr. 37 - 39 .- 363

Nghiên cứu hiệu quả xử lý chất hữu cơ của hệ thống bùn hoạt tính được bổ sung chủng vi sinh vật chịu mặn theo tỷ lệ 500:1 ở độ mặn đến 45 g NaCI/I.