CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phật giáo Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa của người Việt ở Lào và Thái Lan / Nguyễn Minh Giang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 5(266) .- Tr. 48-57 .- 306

Trên cơ sở điều kiện lịch sử bằng phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh dựa vào các tài liệu của các học giả đi trước nghiên cứu từ góc độ lịch sử, văn hóa, dân tộc học, bài viết phân tích hình ảnh của Phật giáo trong sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng Phật tử và tăng ni người Việt ở Lào và Thái Lan.

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo từ năm 1945 đến nay / Lê Văn Lợi // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 7(104) .- Tr. 73-80 .- 320

Giới thiệu những điểm tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với phật giáo. Tiếp thu và vận dụng di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách đối với tôn giáo trong đó có phật giáo để vừa đảm bảo quyền tự do tôn giáo vừa thực hiện đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

4 Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chính sách ăn sinh xã hội / Trần Văn Thành // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 30-39 .- 294.3

Nêu lên quan điểm của Việt Nam về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa truyền thống của người Việt Nam / Nguyễn Thế Vinh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 74-79 .- 294.309 597

Nghiên cứu về sự tác động tích cực của phật giáo đến văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ đạp đức, lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật và có sự gán kết mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân.

6 Sự truyền thừa của Phật giáo và vùng châu thổ sông Mê Kông qua cứ hiệu thời kỳ Vương quốc Phù Nam và Văn hóa Óc Eo – Những vấn đề khoa học đặt ra cần nghiên cứu hiện nay / Lý Hùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 79 - 86 .- 400

Khái quát về Vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo, trên cơ sở đó đưa ra một số luận điểm khoa học và những vấn đề cần nghiên cứu đối với quá trình truyền thừa của Phật giáo và vùng châu thổ sông Mê Kông, hướng các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm đến địa danh “Suvannaphumi.

7 Nhân quả thực lục – Sự Việt hóa một văn bản khắc in Trung Quốc / Trần Thị Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 63 - 72 .- 306

Trình bày 3 nội dung chính sau: Việt hóa về hình thức in ấn văn bản; 2. Việt hóa về kết cấu văn bản và 3. Việt hóa về nội dung văn bản.

8 Chấn hưng phật giáo, phật giáo bình dân và chuyển biến văn hóa ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX / Shawn Frederick Mchale // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 4 (554) .- Tr. 89 - 111 .- 400

Nghiên cứu chủ đề về Phật giáo Việt Nam đã bắt đầu cuộc biến đổi từ 1920 đến 1945 như thế nào, dẫn đến việc hình thành địa hạt diễn ngôn riêng mà ở đó tài liệu in giữ vai trò then chốt. Tập trung vào vùng châu thổ sông Mê Kông, xem xét hai chủ đề khác nhau: Cuộc chấn hưng Phật giáo và Phật giáo bình dân

9 Vận dụng giá trị tinh hoa Phật giáo vào việc xây dựng ý thức pháp luật của công dân / Trần Kim Liễu // Luật học .- 2018 .- Số 1 (212) .- Tr. 13-27 .- 340

Đưa ra giải pháp vận dụng những giá trị tốt đẹp của đạo Phật nhằm hình thành và củng cố ý thức pháp luật cho công dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.