CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tục ngữ--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Hướng tiếp cận nghiên cứu đối chiếu tục ngữ (trường hợp tiếng Hán và tiếng Việt) / Hoàng Thị Yến // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 3-12 .- 400

Đánh giá tổng quan nghiên cứu làm rõ những thành tựu và khoảng trống, hạn chế của các nghiên cứu có trước. Xác lập tiền đề lí luận làm cơ sở để có căn cứ xây dựng định hướng nghiên cứu. Xác định hướng tiếp cận nghiên cứu đối chiếu tục ngữ theo các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.

2 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ về thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Thị Ngọc Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 72-77 .- 400

Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm các hiện tượng về thời tiết và các kinh nghiệm dự đoán thời tiết được thể hiện rõ trong tục ngữ về thời tiết tiếng Hán và tiếng Việt. Qua đây, làm sáng rõ sự tương đồng và khác biệt về kinh nghiệm thời tiết của người Trung Quốc và người Việt Nam qua tục ngữ về thời tiết.

3 Nghệ thuật sử dụng từ chỉ số của người Việt trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao / Trần Thị Lam Thủy, Lê Thế Hùng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 18-22 .- 400

Nghiên cứu và đặt ra vấn đề - con số tham gia cấu trúc nhịp điệu thơ cho thành ngữ, tục ngữ, ca dao sử dụng số như thế nào?. Qua đó chúng ta cũng có thể khẳng định được thành ngữ, tục ngữ, ca dao là những thể loại mang đậm đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

4 Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ dân tộc Dao ở Bắc Kạn / Nguyễn Thị Minh Thư // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 68-72 .- 395

Khám phá những dấu ấn văn hóa tộc người qua việc phân tích các nội dung trong kho tục ngữ mà người Dao Bắc Kạn còn truyền lại cho đến ngày nay.

5 Vốn xã hội trong tục ngữ, ca dao Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Thủy // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 63-69 .- 895

Nghiên cứu về vốn xã hội trong tục ngữ, ca dao của cha ông xưa góp phần đưa đến cái nhìn đầy đủ về chiều dài phát triển của khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay.