CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cạnh tranh

  • Duyệt theo:
1 Động thái mới của châu Phi và Trung Đông trong cạnh tranh nước lớn: khởi đầu một thời kỳ bất ổn mới? / Lê Kim Sa // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 11 – 19 .- 327

Cạnh tranh của các nước lớn đã từng được định hình với sự tích hợp các nỗ lực quân sự, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Tuy nhiên, tại Châu Phi và Trung Đông, những động thấy mới gần đây cho thấy điều này đang có những thay đổi đáng kể. Ở châu Phi, các quốc gia hậu thuộc địa vẫn chưa quên quá khứ đang ngày càng đảm nhận vị trí là một trong những cực chính của trật tự đa cực quốc tế. Từ lâu là đấu trường trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc, Trung Đông có thể đại diện cho một điều gì đó mới mẻ. Kể từ sau Mùa xuân Arab, Trung Đông trải qua sự thay đổi chính trị đáng kể, và khi Mỹ giảm dần sự quan tâm của mình đối với khu vực này, “khoảng trống quyền lực” đã xuất hiện. Các quốc gia khác đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do phương Tây rút khỏi khu vực. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viết tập trung phân tích vào những động thái mới tại khu vực Châu Phi và Trung Đông, để từ đó đánh giá triển vọng khu vực và thế giới.

2 Công nhận thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động theo án lệ của Hoa Kỳ và những gợi mở cho Việt Nam / Hoàng Quỳnh Hoa // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 102-117 .- 340

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động tại Hoa Kỳ xuất hiện từ rất sớm trên cơ sở tiếp cận hợp lí từ các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại của Vương quốc Anh. Hiện nay, tại Hoa Kỳ thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động được điều chỉnh bằng đạo luật của các bang và đặc biệt là án lệ của toà án. Theo án lệ của toà án, thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động được sẽ được công nhận dựa trên ba tiêu chí chính đó là: 1) thoả thuận đã được thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động; 2) người sử dụng lao động có lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ bởi thoả thuận hạn chế cạnh tranh; 3) nội dung của thoả thuận có tính hợp lí. Trên cơ sở phân tích các tiêu chí này qua một số án lệ của toà án Hoa Kỳ, bài viết gợi mở một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lí điều chỉnh về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động.

3 Ảnh hưởng của đa dạng hóa đến sức cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Thị Lan Anh, Bùi Thị Thu Loan // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 61-71 .- 332.04

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa tới sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cơ sở hồi quy dữ liệu mảng của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2021. Dù đa dạng hóa là một yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại khi các rào cản tài chính được dỡ bỏ, song đa dạng hóa hoạt động ngân hàng không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ích kỳ vọng cho các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng có thể làm giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách.

4 Kiểm định tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy sản niêm yết - Sử dụng mô hình Dupont / Ngô Thị Kim Hòa // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 33-38 .- 658

Cũng như dịch vụ giáo dục đại học nói chung, đào tạo về quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam. Sự cạnh tranh này diên ra trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là đào tạo và tư vấn - hai lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau cả về chuyên môn lân kinh tế. Những công cụ cạnh tranh mà các cơ sở đào tạo sử dụng cũng phong phú và đa dạng, Được kết hợp theo những cách thức khác nhau và đem lại hiệu quả khác nhau. Trong thời gian tới, sự cạnh tranh này se còn tiếp tục diên ra với mức độ gay gắt hơn, đòi hoi các cơ sở đào tạo đại học công lập nhóm trung phải có những phương án lựa chọn chiến lược và giải pháp, công cụ cạnh tranh một cách hợp lý hơn để có hiệu quả cao hơn.

5 Cạnh tranh và khả năng tạo thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam / Huỳnh Japan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 24-30 .- 332.12

Nghiên cứu chỉ ra, sự gia tăng cạnh tranh trong ngành Ngân hàng có thể làm giảm khả năng cung cấp thanh khoản của các NH. Liên quan đến hàm ý chính sách, một hệ thống ngân hàng hợp nhất sẽ đảm bảo khả năng cung cấp vốn cho các DN; do đó, các cơ quan quản lý cần thực hiện các bước phù hợp về cấu trúc thị trường để giải quyết vấn đề nguồn cung cấp vốn.

6 Vai trò của đổi mới sáng tạo trong năng lực công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam / Nguyễn Thị Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 540 .- Tr. 15-24 .- 330

Bài viết đánh giá vai trò của đổi mới sáng tạo trong năng lực công nghệ của doanh nghiệp chế biến, chế tạo thông qua việc xây dựng chỉ số để đánh giá năng lực công nghệ của doanh nghiệp dựa trên số số liệu Điều tra năng lực công nghệ doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.

7 Cạnh tranh thuế và chống xói mòn cơ sở thuế khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu / Lê Xuân Trường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 25-29 .- 336.2

Ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố khung giải pháp hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế số, tập trung chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Đến nay, khung giải pháp hai trụ cột này đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên Diễn đàn hợp tác chung. Bài viết này phân tích bối cảnh ra đời của thuế tối thiểu toàn cầu – một trong hai trụ cột mà OECD, các nước G20 đề xuất và dự báo sự thay đổi của cạnh tranh thuế giữa các quốc gia, những tác động đến hoạt động chống xói mòn cơ sở thuế của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thời gian tới.

8 Định hướng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia và khuyến nghị với Việt Nam / Nguyễn Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 30-33 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách thuế quốc tế nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam - một quốc gia thu hút và tiếp nhận đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu nội hàm của thuế tối thiểu toàn cầu, định hướng áp dụng của một số quốc gia (đặc biệt các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam), bài viết sẽ đánh giá một số tác động và đề xuất giải pháp ứng xử phù hợp đối với Việt Nam.

9 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phụng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr.34-37 .- 336.2

Hiện tại, các nước đã công bố luật áp dụng hoặc có kế hoạch sửa đổi, bổ sung nội luật để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Để bảo đảm lợi ích quốc gia về quyền thu thuế và môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta không bị mất lợi thế cạnh tranh do thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, cần sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Bài viết này phân tích những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI từ thực tế hoạt động quản lý thuế.

10 Phát triển du lịch thông minh nhằm tăng sức cạnh tranh cho Tp. Hồ Chí Minh / Dương Thanh Tùng // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 32-33 .- 910

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, du lịch thông minh là một trong những trụ cột để phát triển thành phố thông minh trong bối cảnh các thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc gắn du lịch thông minh với thành phố thông minh là cần thiết để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh và nâng cao cạnh tranh cho du lịch thành phố.