CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cạnh tranh--Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Cạnh tranh nước lớn giữa Nga – Mỹ tại Khu vực Trung Đông / Nguyễn Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 8 (204) .- Tr. 49-53 .- 327

Tập trung phân tích, đánh giá vai trò của Nga trong vấn đề tại Syria và chính sách của Mỹ tại Trung Đông nói chung, qua đó phân tích sự cạnh tranh về ảnh hưởng của hai quốc gia này ở khu vực Trung Đông trong những năm gần đây.

2 Cạnh tranh vắc-xin Trung Quốc - Hoa Kỳ và những tác động / Hoàng Huệ Anh, Hồ Thị Ánh Phương // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 104-113 .- 650

Vắc-xin COVID-19 mang thuộc tính của một loại hàng hóa công toàn cầu. Bài viết thông qua phân tích chiến lược ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhận diện cuộc chạy đua giữa hai quốc gia trong lĩnh vực vắc-xin, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Hai cường quốc vắc-xin thiếu vắng sự đồng thuận và phối hợp để giải quyết vấn đề tiêm chủng toàn cầu, cũng như đối phó với đại dịch Covid-19. Kết quả là thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng của nền quản trị, khi mà không nước lớn nào có đủ năng lực đảm nhiệm vai trò cung cấp hàng hóa công toàn cầu.

3 Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc : nguyên nhân và tác động / Hoàng Huệ Anh, Huỳnh Trọng Hiền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 7(104) .- Tr. 1-8 .- 327

Trình bày lịch sử quan hệ phức tạp và sự mâu thuẩn mang tính cấu trúc. Tìm hiểu khu vực trọng điểm của cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc. Phân tích tác động của cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc đối với khu vực.

4 Xuất khẩu nông sản và năng lực công nghệ của nông nghiệp Việt Nam / Phạm Duy Hiếu, Trang Vũ Phương // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 22-27 .- 330

Thời gian gần đây kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và chuyển biến phức tạp do nhiều nguyên nhân như đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh trên thế giới, chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại, các thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thiên tai xảy ra nhiều vùng trên thế giới trong đó có VN. Để khắc phục các khó khăn này VN đẩy mạnh hội nhập quốc tế để tăng cường xuất khẩu qua các hiệp định thương mại. Tuy nhiên khi cơ hội xuất khẩu sản phẩm VN tăng nhanh thì đổi lại các doanh nghiệp VN phải chấp nhận một môi trường cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, nhiều rủi ro với các công ty đa quốc gia. Nông sản là một thế mạnh của VN với hơn 60% dân số tham gia sản xuất, tuy nhiên để phát triển xuất khẩu nhiều hơn thì nông sản VN phải thỏa mãn nhiều yêu cầu của các thị trường này và các nông dân, Hội nông dân địa phương phải có năng lực về công nghệ để thực hiện hiệu quả các yêu cầu của thị trường.

5 Cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ trong giai đoạn mới: Tác động đối với cộng đồng Asean / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 8(228 .- Tr. 27-34 .- 327

Tập trung đánh giá hiện tượng và phân tích bản chất của cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ thời gian vừa qua, từ đó bàn về tác động của nó tới khu vực Đông Nam Á và đối sách của cộng đồng Asean.

6 Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Pakistan năm 2019 / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 35 - 41 .- 327

Phân tích nguyên nhân, diễn biến và những tác động của tình hình căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan năm 2019.

7 Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á dưới thời thủ tướng Narendra Modi / Lê Thị Hằng Nga, Nguyễn Lê Thi Thương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 10 (218) .- Tr. 42 - 58 .- 327

Phân tích những tính toán chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc ở Nam Á, từ đó lý giải động cơ thúc đẩy mỗi nước trong cuộc chiến cạnh tranh về vị thế, sức mạnh và tầm ảnh hưởng ở khu vực.

8 Đặc điểm tình hình quốc tế đương đại nhận thức từ khác biệt tư duy chiến lược trong cạnh tranh Trung – Mỹ / Phạm Quý Long // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 6 (214) .- Tr. 27 - 39 .- 327

Bắt đầu từ sự thừa nhận tính tồn tại khách quan và mức độ của sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngành một quyết liệt hơn.

9 Ấn Độ trong sự cạnh tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương hiện nay / ThS. Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 9-16 .- 327

Thayer Mahan, người đặt nền tảng cho lý luận quyền lực biển hiện đại đã từng dự báo rằng: “Ai nắm được Ấn Độ Dương sẽ khống chế được Châu Á, Ấn Độ Dương là cái chìa khóa của “bảy đại dương”, tương lai thế giới ở thế kỷ 21 sẽ được quyết định ở đại dương này. Do đó, Ấn Độ Dương hiện nay đang chứng kiến sự dịch chuyển quyền lực và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh của tam giác Ấn Độ - Mỹ - Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích sự cạnh tranh chiến lược giữa ba nước này ở Ấn Độ Dương trong giai đoạn hiện nay.

10 Cạnh tranh giữa hai cường quốc hồi giáo tại khu vực Trung Đông / TT. PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 03 (127)/2016 .- Tr. 3-8 .- 327

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Hồi giáo ở Trung Đông, đồng thời đánh giá triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai.