CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Nhật--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
1 Bikago trong tiếng Nhật và một số lưu ý cho người Việt học tiếng Nhật / Ngô Nguyễn Thị Hằng Nga // .- 2023 .- Số 6 (392) .- Tr. 24-31 .- 400

Phân tích về Bikago và những lưu ý trong việc hiểu và dùng Bikago. Đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần giúp cho người học tiếng Nhật có thể hiểu và sử dụng Bikago một cách tốt hơn.

2 Các thành tố trong Danh ngữ tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt) / Trình Thị Phương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 119-118 .- 495.65

Khảo sát các thành tố trong danh ngữ tiếng Nhật, đồng thời so sánh với danh ngữ tiếng Việt để từ đó giúp hiểu rõ hơn về danh ngữ trong cả hai ngôn ngữ và vận dụng vào việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật.

3 Cấu trúc của văn bản án lệ tiếng Nhật / Phan Tuấn Ly // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(376) .- Tr. 72-80 .- 400

Tìm hiểu cấu trúc văn bản của án lệ Nhật Bản, là một góc nhìn mới về án lệ - trên bình diện ngôn ngữ học, chứ không phải là bình diện pháp lí hay các khoa học liên ngành khác. Thông qua việc mô tả cấu trúc văn bản, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm khi tiếp cận nghiên cứu tiền lệ pháp ở đất nước xứ hoa anh đào.

4 Một số điểm nhìn mới trong nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật / Hoàng Anh Thư // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 45-57 .- 495.65

Trình bày một số điểm nhìn mới trong nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật như: Sự chuyển hướng từ ngữ pháp tới ngữ dụng – ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa xã hội; Quan điểm truyền thống; Bàn luận về một số điểm chưa thống nhất về kính ngữ.

5 Các thời kì vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Nhật / Nguyễn Tố Chung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 54-64 .- 400

Giới thiệu các thời kì vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Nhật như: Lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Nhật với các ngôn ngữ khác; Từ ngoại lai tiếng Nhật trog xã hội cận đại, hiện đại; Số lượng từ ngoại lai trong tiếng Nhật hiện đại.

6 Đặc điểm phát âm của một số nguyên âm và phụ âm tiếng Nhật (trong sự đối chiếu với tiếng Việt) / Nguyễn Thị Minh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 12(320) .- Tr. 57-65 .- 400

Mô tả chi tiết đặc điểm cấu âm của từng phụ âm trong hai ngôn ngữ, từ đó chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu âm của các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Nhật và tiếng Việt.

7 Tiếp cận chuỗi vị từ chuyển động tiếng Việt và tiếng Nhật từ lí thuyết Talmy / Trần Thị Phương Lý, Lê Kim Long // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(321) .- Tr. 46-57 .- 495.65

Vận dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ để phân tích nhằm hiểu sâu hơn về các đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của chuổi vị từ chuyển động trong tiếng Việt, tiếng Nhật và xây dựng được mô hình khái quát về kết cấu của vị từ chuyển động của hai ngôn ngữ.

8 Thuật ngữ tiếng Nhật từ góc nhìn văn tự / Lương Hải Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 87 - 93 .- 400

Giải quyết những vấn đề về hiện tượng đa văn tự, đầu tiên cần xác định nguồn gốc của thuật ngữ, tiếp theo tìm hiểu đặc điểm hình thái cú pháp ngữ nghĩa của thuật ngữ trong mỗi loại văn tự và cuối cùng là đề xuất những ứng dụng liên quan đến thuật ngữ trong dạy và học ngoại ngữ hay trong dịch thuật.