CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Hán--Ngữ âm

  • Duyệt theo:
11 Bước đầu tìm hiểu ẩn dụ ngữ âm trong tiếng Hán / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 8(301) .- Tr. 55-58 .- 400

Giới thiệu và phân tích các hình thức ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu và phổ biến nhất trong tiếng Hán để thấy được một đặc trưng quan trọng của tiếng Hán đó là hiện tượng đồng âm. Đây cũng là căn nguyên hình thành ẩn dụ ngữ âm rất phổ biến trong ngôn ngữ này.

12 Đặc trưng văn hóa Trung Hoa: Góc nhìn qua từ ngữ chứa SHUI / Cẩm Tú Tài, Hà Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 61 - 76 .- 306

Dưới góc nhìn ngữ nghĩa học văn hóa và ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tiến hành bàn luận về đặc trưng văn hóa dân tộc qua nghĩa biểu trưng của từ ngữ chứ SHUI tiếng Hán.

13 Nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 90 - 94 .- 400

Phân tích nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc du lịch trong đào tạo cử nhân tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.

14 Một số lỗi phát âm tiếng Hán của người Việt từ góc nhìn “ngữ trung gian” (Interlanguage) / Lê Minh Thanh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 60 - 64 .- 400

Vận dụng lí thuyết “ngữ trung gian” (Interlanguage) tiến hành phân tích về mặt ngữ âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng; chỉ ra lỗi của sinh viên Việt nam khi phát âm tiếng Hán do ảnh hương của cách phát âm tiếng Việt. Từ đó đề xuất cách giảng dạy ngữ âm cũng như cách khắc phục lỗi ngữ âm.

15 Đối chiếu phần A trong câu tồn tại giữa tiếng Hán và tiếng Việt / Hoàng Tố Nguyên, Vũ Kim Anh, Trần Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 65 - 69 .- 400

Nghiên cứu phần đầu của câu tồn tại (phần A), trong đó A là phần đầu của câu là danh từ hoặc cụm danh từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian.

16 Từ mượn Anh trong tiếng Hán thời kì đổi mới / Vũ Thị Hương Trà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 87 - 91 .- 400

Tập trung tìm hiểu nguyên nhân tạo nên tính đặc thù của lớp từ mượn, đồng thời chỉ ra những đặc trưng của nhóm từ mượn Anh trong tiếng Hán thời kì đổi mới.

17 Chí và trí tiếng Việt trong tương quan với tiếng Hán / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 7 (350) .- Tr. 3-12 .- 400

Vận dụng phương pháp khảo sát, phân tích và so sánh đối chiếu, tiến hành nghiên cứu một số trường hợp cụ thể, chỉ ra ý nghĩa của chí và trí trên hai phương diện đa nghĩa và đồng âm cũng như các từ ngữ có chứa từng từ tố này trong mối tương quan với tiếng Hán.

18 Vài lưu ý về một số khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại / PGS. TS. Cao Thế Trình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 57-67. .- 400

Trên cơ sở so sánh một số điểm khác biệt của lớp từ gốc Hán trong tiến Nhật và tiếng Việt hiện đại, tác giả muốn lưu ý đọc giả, nhất là những người Việt đang học tiếng Nhật, không nên vì sự tương đồng khá lớn trong bộ phận từ gốc Hán trong ngôn ngữ của hai dân tộc mà mất “cảnh giác” trước những khác biệt của bộ phận từ này, trong đó có không hiếm những trường hợp khác, trái nghĩa. Bài viết hy vọng hé lộ ra những nét độc đáo trong việc tiếp thu chữ Hán nói riêng và văn hóa Hán nói chung của hai dân tộc Nhật, Việt.