CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bào chế thuốc--Phương pháp

  • Duyệt theo:
1 Bước đầu chiết xuất và bào chế gel chứa dịch chiết giàu polyphenol từ cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) / Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Trần Thị Diễm Thùy, Nguyễn Thị Thùy Trang // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 25-35 .- 615

Xây dựng được quy trình chiết xuất dịch chiết giàu polyphenol của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) ở quy mô phòng thí nghiệm; Bào chế được gel chứa dịch chiết Ngải cứu và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của gel tạo thành.

2 Nghiên cứu bào chế hệ nanoliposomes bọc chitosan dẫn curcumin định hướng dùng cho đường uống / Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Thị Đông, Nguyễn Xuân Thành // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 75-81 .- 615

Bào chế hệ nanoliposomes bọc chitosan dẫn Cur (Chi-Lip-Cur) định hướng dùng cho đường uống. Chi-Lip và Chi-Lip-Cur được bào chế bằng phương pháp hydrat hóa màng mỏng. Chi-Lip và Chi-Lip-Cur được đánh giá các chỉ tiêu về hình thái, kích thước hạt trung bình, chỉ số phân bố (PDI), điện thế zeta, hiệu suất liposomes hoá và nghiên cứu độ ổn định.

3 Xây dựng quy trình chế biến Hà thủ ô đỏ và đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm / Bùi Thị Thương, Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2020 .- Số 66(Số đặc biệt) .- Tr.1-14 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm thiết lập cải thiện quy trình bào chế giúp giảm thiểu hàm lượng THSG trong khi tăng tỷ lệ giữa EM và THSG. Phương pháp PHLC-DAD được sử dụng để định lượng các chất này trong nguyên liệu và mẫu sau mỗi giai đoạn để khảo sát sự ảnh hưởng của các điều kiện bào chế dược liệu khác nhau. Công tác chế biến Hà thủ ô đỏ là một quy trình đóng vai trò quan trọng với tác dụng làm giảm độc tính cũng như tăng cường hiệu quả bổ sung của vị thuốc này. Từ kết quả đạt được, đề xuất nghiên cứu theo hướng nâng cấp quy mô quy trình bào chế, hoàn thiện tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá độ ổn định, đề xuất thời hạn sử dụng đối với chế phẩn Hà thủ ô đỏ.

4 Đặc điểm soi bột và thành phần hóa học nguyên liệu bào chế bài thuốc tam hoàng thang / Đoàn Thị Ái Nghĩa, Hà Thị Thuận, Tăng Thị Thúy // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Bài viết tiến hành đánh giá chỉ tiêu đặc điểm soi bột và định lượng hoạt chất chính có trong các dược liệu được sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã mô tả chi tiết đặc điểm soi bột của các mẫu và định lượng được mẫu Hoàng liên có hàm lượng Berberin và Palmatin trung bình lần lượt là 0.810%±0.036 và 0,178%±0.001; mẫu Hoàng bá có hàm lượng Berberin trung bình là 2,052%±0.06, mẫu Hoàng cầm có hàm lượng flavonoid trung bình tính theo baicalin là 6,896%±0.481.

6 Nghiên cứu bào chế bột hấp phụ tiểu phân nano fenofibrat ethylcellulose / Nguyễn Ngọc Chiến, Lê Thị Hà // Dược học .- 2020 .- Số 2 (số 526 năm 60) .- Tr. 60-64 .- 615

Bào chế và hấp phụ được tiểu phân nano fenofibrat ethylcellulose với chất mang ethyl cellulose lên các chất có diện tích bề mặt lớn.

7 Nghiên cứu bào chế viên nén kết hợp paracetamol aspirin cafein / Nguyễn Duy Thư, Nguyễn Thu Quỳnh // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 233-237 .- 610

Nghiên cứu bào chế viên nén kết hợp paracetamol, aspirin, cafein. Viên nén kết hợp paracetamol, aspirin, cafein được bào chế bằng phương pháp dập thẳng. Viên bào chế đã được đánh giá ảnh hưởng của các thành phần công thức tới đặc tính của viên, khả năng giải phóng dược chất từ viên và độ ổn định. Loại và lượng tác dược dính và tá dược rã có ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất và khả năng giải phóng dược chất của viên.

8 Nghiên cứu bào chế cao thuốc chiết xuất từ cây đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) thu hái tại Thái Nguyên / Phạm Thùy Linh, Nguyễn Quốc Thịnh, Phạm Thị Tuyết Nhung // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 33-38 .- 610

Nghiên cứu bào chế cao thuốc chiết xuất từ cây đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) thu hái tại Thái Nguyên. Kết quả đã xây dựng được quy trình bào chế cao đặc chiết xuất từ cây đơn lá đỏ thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng với cồn 90%, tỷ lệ dung môi trên dược liệu là 12/1, bào chế được cao đặc với khối lượng là 33,63 ± 0,37g. Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc lá đơn lá đỏ gồm các chỉ tiêu cảm quan, định tính, mất khối lượng do làm khô, độ đồng nhất và pH.

9 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo phức giữa silybin và phosphatidylcholin / Đặng Trường Giang, Trần Thị Hiện, Phạm Văn Hiển, Chử Văn Mến // Dược học .- 2019 .- Số 9 (Số 521 năm 59) .- Tr. 60-65 .- 615

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo phức giữa silybin và phosphatidylcholin nhằm tìm ra điều kiện tối ưu cho việc bào chế phytosome chứa silybin từ đó có hướng ứng dụng sản xuất nguyên liệu này phục vụ sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

10 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đông khô trong bào chế hệ tiểu phân nano piroxicam / Nguyễn Thị Mai Anh, Bạch Thị Thu Hằng // Dược học .- 2019 .- Số 7 (Số 519 năm 59) .- Tr. 59-62, 71 .- 615

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đông khô trong bào chế hệ tiểu phân nano piroxicam nhằm khảo sát ảnh hưởng của điều kiện sấy và tá dược tạo khung đến các đặc tính của hệ tiểu phân nano piroxicam.