CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kháng sinh

  • Duyệt theo:
1 Phân tích kiến thức, thái độ, hành vi trong sử dụng kháng sinh của người dân tỉnh Phú Yên năm 2021-2022 / Lê Thị Mỹ Ngọc, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Hà Văn Thạnh // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 74-84 .- 610

Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi trong sử dụng kháng sinh của người dân; Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi trong sử dụng kháng sinh của người dân.

2 Thử nghiệm phối hợp Colistin và Amikacin trên các chủng Klebsiella pneumoniae kháng Carbapenem / Ngô Văn Quỳnh, Phạm Hồng Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 136-144 .- 610

Thử nghiệm đánh giá hiệu quả phối hợp colistin và amikacin in vitro bằng phương pháp checkerboard trên 57 chủng K. pneumoniae kháng carbapenem cho thấy có 11/57 (19%) chủng quan sát thấy tương tác hiệp đồng.

3 Xác định hiệu quả phối hợp hai carbapenem in vitro trên các chủng K. Pneumoniae sinh carbapenemase / Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Mỹ Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 1-8 .- 615

Thử nghiệm đánh giá hiệu quả phối hợp hai carbapenem bằng Etest trên 50 chủng K. pneumoniae đề kháng carbapenem ở các mức độ khác nhau được cho thấy cặp phối hợp ertapenem + meropenem có hiệu quả hiệp đồng tác dụng trên 3 chủng, cộng tác dụng trên 47 chủng còn cặp cặp phối hợp ertapenem + imipenem có hiệu quả hiệp đồng tác dụng trên 7 chủng, cộng tác dụng trên 43 chủng.

4 Cơ chế phân tử của tính kháng cephalosporin của neisseria gonorrhoeae thu thập tại Việt Nam năm 2019-2020 / Trịnh Minh Trang, Nguyễn Thị Tâm, Lê Viết Thanh, Phạm Thị Minh Phương, Phạm Thị Lan, H. Rogier van Doorn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 189-201 .- 610

Trình bày cơ chế phân tử của tính kháng cephalosporin của neisseria gonorrhoeae thu thập tại Việt Nam năm 2019-2020. Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thứ 2 sau nhiễm Chlamydia trachomatis. Mức độ kháng ceftriaxone tương đồng các chủng FC428 nhưng mức kháng cefixime thấp hơn. Các chủng NG (ST1901 và ST 13871) phân bố chủ yếu ở phía nam Việt Nam, liên quan đến chủng kháng cephalosporin phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản và hiện đã lan rộng nhiều nơi. Phần lớn chủng mang allen khảm penA mới và gen mtrR/mtrR promoter với các đột biến kháng cephalosporin đặc trưng và có thêm nhiều đột biến mới.

5 Kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 98-105 .- 610

Trình bày nghiên cứu kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Các bất thường đường tiểu (UTA) là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tỉ lệ kháng kháng sinh, thường phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch dài ngày hơn nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường. Dị dạng đường tiểu hay gặp nhất là trào ngược bàng quang niệu quản chiếm 72,2% và có 52,2% trào ngược mức độ nặng từ độ III-V. Căn nguyên gây bệnh: hay gặp nhất là Escherichia coli chiếm 43,3%, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae 17,8% và Nấm Candida 11,1%. Có 78,9% Escherichia coli và 62,5% Klebsiella pneumoniae sinh men ESBL. Escherichia coli kháng cao nhất với Ampicillin 97,4% và sau đó là nhóm cephalosporin thế hệ 3 với 79,5%, còn nhạy cảm cao với nhóm carbapenem, amikacin, fosfomycin và nitrofurantoin.

6 Đánh giá khả năng kháng kháng sinh của entrococcus faecalis mang gen kháng vancomycin phân lập từ người, động vật, thực phẩm và ngoại cảnh / Hoàng Thị An Hà, Trần Huy Hoàng, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Hà Thanh, Phạm Duy Thái, Ngô Thị Hồng Hạnh // .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 88-95 .- 610

Nhằm đánh giá khả năng kháng kháng sinh của entrococcus faecalis mang gen kháng vancomycin phân lập từ người, động vật, thực phẩm và ngoại cảnh. Entrococcus kháng vancomycin (VRE) là mối đe dọa toàn cầu về kháng kháng sinh không chỉ trong bệnh viện mà ở cả cộng đồng. Sự xuất hiện VRE có thể liên quan đến sử dụng avopacin – một yếu tố kích thích sự tăng trưởng trong chăn nuôi ở động vật. Các VRE có thể lan truyền sang người, thực phẩm, nước thải và xa hơn thông qua các sinh vật trung gian như ruồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy E. faecalis kháng vancomycin trong cộng đồng còn thấp, tuy nhiễn vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

7 Phân lập Bacteriophage phân giải vi khuẩn Escherichia coli từ môi trường nước bằng phương pháp vết tan / Nguyễn Trọng Tuệ, Vũ Đức Anh, Phạm Thị Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 10-17 .- 572

Nghiên cứu nhằm phân lập Bacteriophage từ môi trường nước thải có khả năng phân giải vi khuẩn E. coli. Khả năng kháng lại kháng sinh của vi sinh vật ngày càng đe dọa đến việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm gây ra. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách sử dụng Bacteriophage, gọi tắt là phage hay còn gọi là thực khuẩn thể (Bacteriophage) làm liệu pháp điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn thay thế cho thuốc kháng sinh. Thành công thu được thể thực khuẩn có khả năng phân giải đặc hiệu với vi khuẩn E.coli gây bệnh trên người, là tiền đề cho việc tiếp tục phân lập thể thực khuẩn cho các vi khuẩn gây bệnh nhằm thử nghiệm liệu pháp điều trị cho một số vi khuẩn kháng kháng sinh trong tương lai.

8 Tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ / Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trần Đỗ Hùng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 229-240 .- 610

Nghiên cứu nhằm phân tích tỷ lệ phân lập, đề kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây viêm phổi nặng ở trẻ em Cần Thơ. Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) ở trẻ em. Tỷ lệ Streptococcus pneumoniae đề kháng kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt trong CAP nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Streptococcus pneumoniae được phân lập kháng với rất nhiều loại kháng sinh, trong đó kháng penicillin với MIC rất cao. Vì vậy lựa chọn kháng sinh đầu tay nên là ceftriaxone. Kháng sinh thay thế có thể sử dụng là levofloxacin, vancomycin và linezolid.

9 Tỷ lệ Escherchia coli gen mã hóa sinh ESBL ở bệnh nhân mắc một số bệnh thông thường đến khám tại tuyến y tế cơ sở ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam / Trần Thị Mai Hưng, Dương Thị Hồng, Lương Minh Tân, Lê Thị Trang, Phạm Duy Thái, Hồ Hoàng Dung, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Minh, Khương Thị Tâm, Đặng Đức Anh, Trần Huy Hoàng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 19-24 .- 610

Nhằm xác định tỷ lệ E. coli mang gen mã hóa sinh ESBL ở bệnh nhân mắc một số bệnh thông thường đến khám tại tuyến y tế cơ sở ở 8 tỉnh, thành phố tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam. Nghiên cứu cắt ngang trên những người có các triệu chứng nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và hô hấp tại trạm y tế xã; sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin dịch tễ học và thu thập mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy, phân lập và xét nghiệm E. coli mang gen mã hóa sinh ESBL, bằng kỹ thuật PCR. Những gia đình có sử dụng kháng sinh có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn mang gen mã hóa sinh ESBL cao hơn so với các gia đình không sử dụng kháng sinh.

10 Hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản / Nguyễn Trung Hiếu, Lê Thị Thùy Trang // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 54-56 .- 610

Trình bày hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) để điều trị và phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, các tác hại do kháng sinh gây ra trên đối tượng thủy sản chưa được các nhà sản xuất đánh giá cụ thể, cùng với đó, việc quản lý kháng sinh còn lỏng lẻo đã dẫn đến việc lạm dụng thuốc quá mức trong NTTS. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và buông lỏng kiểm soát sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm vật nuôi, tăng dư lượng kháng sinh gây biến đổi môi trường sinh thái, tăng tính đề kháng kháng sinh trên vi sinh vật gây bệnh ở động vật và người.