CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kế toán--Kiểm toán

  • Duyệt theo:
1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và học tập chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán / Dương Thị Thanh Hiền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 97-99 .- 657

Việc sử dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế không chỉ là vấn đề của riêng những người làm kế toán, kiểm toán mà còn là của các nhà giáo dục. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình dự kiến các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán tại các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

2 Tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế kế toán, kiểm toán ACCA trong chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ở Các trường đại học Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Phương // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 87-91 .- 657

Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành phân tích để thấy được sự cần thiết của chương trình đào tạo tích hợp chứng chỉ quốc tế trong giáo dục đại học là xu thế phát triển chung của toàn cầu.

3 Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành kế toán – kiểm toán trong bối cảnh kinh tế số / Nguyễn Thị Lệ Hằng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 142 – 145 .- 657

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ - thông tin để tăng năng suất lao động, đồi mới mô hình kinh doanh. Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra 6 trụ cột đối với chuyển đổi số trong các doanh nghiệp gồm: (i) Trải nghiệm số cho khách hàng; (ii) Chiến lược; (ii) Hạ tầng và công nghệ số; (iv) Vận hành; (v) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp; (vi) Dữ liệu và tài sản thông tin. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đã có những ảnh hưởng đáng kể đối với nhu cầu về tuyển dụng nhân sự, đòi hỏi các nhân sự tuyển dụng bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần phải có các kiến thức và kỹ năng số. Bài viết này trao đổi các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán - kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong bối cảnh nền kinh tế số.

4 Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đến ngành nghề kế toán, kiểm toán trong tương lai / Nguyễn Hữu Phú, Hồ Thị Phi Yến // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 90-94 .- 657

Những năm gần đây, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn trong xã hội nói chung vàngành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng.So với các ngành khác, trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain là những khái niệm tương đối mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhưng chúng đang trên đà phát triển với tốc độ rất nhanh. Các công ty kiểm toán lớn(Big 4) đã và đang triển khai trí tuệ nhân tạo trong một số lĩnh vực. Gần đây, họ đã đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain với mục tiêu là vận dụng chúng vào hoạt động kế toán, kiểm toán trong tương lai. Mụcđích của bài báo này là cung cấp một cái nhìn tổng quan, những tác động của các công nghệ này đến những đối tượng có liên quan trong ngành nghề kế toán, kiểm toán hiện tại và trong tương lai.

5 Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Trần Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 605 .- Tr. 45-47 .- 657

Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và thực trạng dịch vụ kế toán - kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

6 Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán / Vũ Đức Chính // Tài chính .- 2021 .- Số 746+747 .- Tr. 53-56 .- 657

Nhằm nâng cao chất lượng của các thông tin kinh tế, tài chính, ngân sách phục vụ công tác điều hành, ra quyết định của cơ quan Nhà nước; thúc đẩy các hoạt động sản xuất, thương mại - dịch vụ và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện các mục tiêu này, phát triển thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán là một trong các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.

7 Phát triển ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 / Phan Nguyễn Hoàng Chánh, Lê Đức Thắng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 711 .- Tr. 12 – 16 .- 657

Bài viết phân tích xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, cơ hội việc làm và những thách thức đặt ra đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

8 Phát triển dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Dương Thị Hương Liên, Nguyễn Thu Hằng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 703 .- Tr. 45 - 47 .- 657

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi nhu cầu sử dụng, chất lượng lao động cung ứng trong các ngành nghề, đặc biệt ngành kế toán kiểm toán. Thông qua việc khái quát thực trạng dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán kiểm toán, những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tư vấn, hành nghề kế toán kiểm toán tại Việt Nam trước những biến động mới.

9 Nâng cao ý thức nghiên cứu chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sinh viên ngành kế toán, kiểm toán / An Thị Thư, Dương Thị Luyến // Tài chính .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 210 – 212 .- 657

Nghiên cứu các lý do khiến chuẩn mực kế toán, kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kế toán, kiểm toán; Vấn đề, cách thức nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong quá trình học tập.

10 Kiểm toán độc lập và vai trò trong nền kinh tế thị trường / Phạm Thị Hương // .- 2019 .- Số 717 .- Tr. 56 – 58 .- 657

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Bài viết phân tích làm rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường hiện nay.