CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: FDI

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng quốc tế / Lê Thông Tiến, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 27-57 .- 332

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và phát triển tài chính (PTTC) đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở những chế độ TGHĐ khác nhau với bộ dữ liệu bao gồm 114 quốc gia giai đoạn 2000–2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có theo chế độ neo mềm và nhóm quốc gia có theo chế độ thả nổi. Thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes cho mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả cho thấy ở nhóm các quốc gia có chế độ neo mềm, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng ngược chiều của bất định TGHĐ, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng này đối với FDI; đồng thời PTTC của một quốc gia càng cao thì gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định TGHĐ. Đối với nhóm các quốc gia có chế độ thả nổi, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng cùng chiều của bất định TGHĐ đối với FDI và PTTC của một quốc gia cao thì tác động biên cùng chiều có xu hướng giảm. Từ đó, các gợi ý chính sách được đề xuất để thu hút FDI. Đối với chế độ neo mềm, các quốc gia cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ bất định TGHĐ và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính. Đối với chế độ thả nổi, các quốc gia nên tiếp tục nới lỏng TGHĐ và tập trung duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.

2 Mối quan hệ giữa FDI, toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xanh và khí thải CO2 tại Việt Nam / Trần Văn Hưng // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 41-51 .- 332

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của FDI, toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xanh đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1998-2022 bằng phân tích wavelet. Kết quả chỉ ra rằng FDI, GG và GLO tác động tích cực đến chất lượng môi trường ở các tần số và thời gian khác nhau. Đặc biệt, trong ngắn hạn và trung hạn, GDP ảnh hưởng tích cực đến lượng khí thải CO2, trong khi đó chúng lại ảnh hưởng tiêu cực đến lượng khí thải CO2 trong dài hạn. Nhìn chung phân tích wavelet cho thấy GLO, GG và FDI không cải thiện môi trường ở Việt Nam trong ngắn hạn. Vì vậy, Chính phủ nên cung cấp các biện pháp khuyến khích tăng trưởng xanh, toàn cầu hóa để tăng dòng vốn FDI sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất.

3 Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút vốn FDI tại Bắc Ninh / Vương Thị Minh Đức, Phan Thị Hồng Thảo, Trần Thị Thắng, Nguyễn Minh Loan, Đào Thị Sao // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- .- 658

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, nhiều ngành sản xuất công nghiệp còn thiếu công nghiệp hỗ trợ đi kèm, phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên bị động, chi phí cao. Bắc Ninh là địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh và vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

4 FDI góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu / Nguyễn Hoài Phương Anh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 46-48 .- 658

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng, thực hiện nhiệm vụ tiên phong và chính yếu kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. Sự gia tăng gần đây của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, bán lẻ và trung gian tài chính... có thể mang lại cơ hội cho Việt Nam khi tham gia vào các nấc giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, cần có sự chuyển hướng để đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bài viết đề xuất giải pháp để dòng vốn này góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

5 Thu hút FDI của một số quốc gia ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi (Mena) và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lê Phước Minh, Nguyễn Danh Cường // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 3-7 .- 658

Tập trung làm rõ chính sách phát triển và lĩnh vực ưu tiên trong thu hút FDI của các quốc gia ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi bao gồm UAE, Saudi Arabia và Ai Cập. Qua đó, cung cấp một số bài học kinh nghiệm đối với thu hút FDI cho Việt Nam hiện nay.

6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Phạm Thị Thanh Bình, Lê Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 34-39 .- 332

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.

7 Giải pháp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Thanh Mai // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 63-66 .- 330

Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn mà nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức do môi trường quốc tế tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định và rủi ro cho quá trình phát triển, trong đó có cả những thách thức đặc biệt trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết này phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023, làm rõ thêm cơ hội mà Việt Nam có được trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động như hiện nay, từ đó gợi ý chính sách nhằm giúp dòng FDI đóng góp tích cực hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước.

8 Đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam / Trần Thị Nhật Hà, Dương Nguyễn Uyên Minh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 11-13 .- 332

Trong những năm qua, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt một số kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn này trong thời gian qua cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế, như: Thủ tục hành chính, giấy tờ xét duyệt và cấp giấy phép còn chậm; thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số vướng mắc về thuế, ưu đãi đầu tư... Bài viết đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

9 Thực trạng đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam / Lưu Hoàng Linh // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 24 - 26 .- 332.024

Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam đã có những thay đổi lớn, không ngừng được cải thiện về thứ hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức và lĩnh vực, mở rộng địa bàn. Đầu tư FDI của Trung Quốc giai đoạn trước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, ăn uống và sản xuất hàng tiêu dùng quy mô nhỏ, thì lĩnh vực đầu tư gần đẩy đã có những thay đổi và chuyển biến to lớn. Dòng vốn FDI của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực từ dệt may, da giày, sợi đến nhiệt điện, khai khoáng và khu công nghiệp.

10 Giải pháp tăng cường thu hút FDI ở tỉnh Thanh Hóa / Phạm Thị Ngọc, Lê Văn Cường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 106-109 .- 332

Bài viết nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2022. Bằng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh trên cơ sở dữ liệu thứ cấp tỉnh Thanh Hóa, bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.