CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính--Tiền tệ

  • Duyệt theo:
1 Tổng quan thị trường tài chính - tiền tệ tháng 3/2022 / Nhóm tác giả // Chứng khoán Việt Nam .- 2022 .- Số 282 .- Tr. 47-49 .- 332.709597

Bài viết phân tích và dự báo thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước; Thị trường ngoại hối; Thị trường vàng; Thị trường bất động sản, Thị trường bảo hiểm.

2 Về sự kiện đổi tiền năm 1978 ở Việt Nam / Phạm Thị Hồng Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 12 .- .- 330

Tái hiện và đánh giá một sự kiện trong lịch sử tài chính tiền tệ của Việt Nam sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất dất nước và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

3 Tác động của rào cản tài chính - tiền tệ đến sự phát triển của doanh nghiệp / Lưu Thị Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.57 – 60 .- 332

Khu vực doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong các báo cáo điều tra về hoạt động doanh nghiệp cho thấy, khu vực doanh nghiệp này đang gặp nhiều rào cản so với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một trong những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối diện là tiếp cận tài chính - tiền tệ. Bài viết nghiên cứu tác động của rào cản tài chính tiền tệ đến sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó, giúp khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận diện rõ hơn những rào cản và thách thức hiện nay.

4 Kinh nghiệm quản lý tiền điện tử kỹ thuật số / Trần Thị Kim Chi, Trần Thị Mai Thành // .- 2019 .- Số 716 .- Tr. 119 – 122 .- 657

Từ một số vấn đề cơ bản về tiền điện tử kỹ thuật số, nghiên cứu cách thức quản lý tiền điện tử kỹ thuật số của các nước trên thế giới, bài viết đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam.

5 Tính ổn định của hàm cầu tiền tại Việt Nam / Phạm Đình Long, Nguyễn Đức Khoa // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 238 tháng 4 .- Tr. 2-12 .- 332.09597

Nghiên cứu khảo sát tính ổn định của hàm cầu tiền thực tại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014, sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy và kiểm định tổng phần dư tích lũy. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ trong dài hạn và bền vững của hàm cầu tiền M2 với chỉ số giá tiêu dùng, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái đa phương, giá vàng, chỉ số chứng khoán VN-Index, lãi suất huy động tiền gửi, lãi suất trái phiếu kho bạc và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Cùng một thao tác kiểm định, hàm cầu tiền M1 cho kết quả không ổn định trong dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn khảo sát tính ổn định của các mô hình chứa biến chỉ số giá tiêu dùng, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái đa phương, tỷ giá hối đoái song phương dựa trên mô hình hàm cầu tiền M2 ban đầu. Kết quả chỉ có mô hình đối với giá trị sản xuất công nghiệp là ổn định trong ngắn và dài hạn.

6 Thực trạng an ninh tài chính tiền tệ Việt Nam / Đoàn Thanh Hà // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 229 tháng 7 .- Tr. 2-8 .- 332.1

An ninh tài chính tiền tệ ổn định, an toàn, vững mạnh, không bị khủng hoảng khi có tác động tiêu cực từ môi trường là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy an ninh tài chính tiền tệ chưa được đảm bảo. Điều này thể hiện nợ công có xu hướng ngày càng tăng cao; ngân sách nhà nước luôn bội chi ở mức cao; hoạt động tiền tệ không ổn định, sự mất giá của Việt Nam Đồng, nợ xấu cao và hệ thống giám sát chưa đầy đủ. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trên các khía cạnh đảm bảo an ninh về nợ công, đảm bảo an ninh về ngân sách và đảm bảo an ninh về hệ thống tiền tệ.

7 Xác định xác suất ngưỡng tối ưu và kiểm định kết quả dự báo của mô hình cảnh báo bất ổn tài chính- tiền tệ ở Việt Nam / Trần Thọ Đạt, Nguyễn Việt Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 225 tháng 3 .- Tr. 2-10. .- 332.1

Nghiên cứu này đánh giá và lựa chọn mô hình cảnh báo sớm bất ổn tài chính–tiền tệ ở Việt Nam thông qua cách tiếp cận probit (EWS probit). Mô hình EWS probit tốt nhất cho Việt Nam được xác định dựa trên các kiểm định AIC, BIC và thống kê ROC.1 Đồng thời, dựa trên chỉ số NSR và TME2, giá trị xác suất ngưỡng tối ưu (cut-off) được xác định trong dự báo xác suất xảy ra thời kỳ bất ổn tài chính– tiền tệ là bằng 0,4. Nghiên cứu cũng đã thực hiện một loạt các kiểm định thống kê như giá trị thống kê ROC; QPS; LPS3 và Pseudo R-Squared để đánh giá mức độ phù hợp và khả năng dự báo của mô hình EWS probit.

8 Hợp tác tài chính tiền tệ trong ASEAN+3: Nội dung cam kết, thực trạng và triển vọng / Nguyễn Cẩm Nhung // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 222 tháng 12 .- Tr. 45-52 .- 332.401

Bài viết trình bày bối cảnh ra đời, nội dung cam kết và phân tích thực trạng tiến trình hợp tác tài chính tiền tệ trong ASEAN+3 và các vấn đề đặt ra trong tương lai. Hợp tác tài chính tiền tệ trong ASEAN+3 đã có những thay đổi cơ bản trên cả Sáng kiến Chiang Mai (CMI) và Sáng kiến Phát triển Thị trường Trái phiếu Châu Á, trong đó, CMI đã có sự thay đổi cơ bản từ chỗ là các BSAs song phương độc lập sang thể chế đa phương CMIM được tiến hành theo một thể thức linh hoạt hơn và dựa trên các quyết định tập thể. Hợp tác tài chính tiền tệ ASEAN+3 sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên thông qua việc thúc đẩy hơn nữa các mối liên hệ thương mại và đầu tư cũng như tăng cường sự ổn định về kinh tế và tài chính.

9 Về vấn đề cải tổ hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới / Nguyễn Tuấn Minh // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 02/2014 .- Tr. 3-9. .- 332

Trình bày các vấn đề: Thống nhất lực lượng cải tổ hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới. Tổ chức hội đồng ổn định tài chính. Thành lập các định chế tài chính mới của Liên minh châu Âu. Kết luận.

10 Những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 / NNNN // Thị trường tài chính tiền tệ, Số 5 (302)/2010 .- 2010 .- Tr. 23-24 .- 332.4

Trình bày những diễn biến và giải pháp chính về điều hành chính sách tiền tệ năm 2009; Định hướng và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2010.