CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính công

  • Duyệt theo:
2 Cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch ở Việt Nam : thực trạng, quy định pháp lý và giải pháp / Nguyễn Phương Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 25-27 .- 332

Tài chính công luôn có vai trò quan trọng không những đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Do đó, việc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công là rất quan trọng, thiết yếu. Bài viết đánh giá thực trạng cải cách tài chính công và quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và xác định những vấn đề có tính nguyên tắc đối với việc xây dựng phương hướng, chính sách trong thời gian tới.

3 Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công ở Việt Nam / Nguyên Thi Đăng Thu // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 801 .- Tr. 20-24 .- 332.1

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hậu quả dịch bệnh COVID-19 nên nền kinh tế Việt Nam đã gặp khó khăn, thách thức trong phục hồi và phát triển kinh tế. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu đối với các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét phân bổ nguồn lực tài chính cho các chủ thể trong nền kinh tế để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Bài viết đánh giá thực trạng quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức quản lý tài chính công ở Việt Nam phù hợp với tình hình mới.

4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tài khóa nhằm góp phần ổn định tài chính công và phát triển kinh tế / Nguyễn Mạnh Hùng // .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 10-13 .- 658

Một số kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tài khóa. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đánh giá và báo cáo rủi ro tài khóa. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

5 Cải cách tài chính công ở Việt Nam : thực trạng và vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới / Hà Thị Phương Thảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 5-8 .- 332.1

Đánh giá thực trạng cải cách tài chính công ở Việt Nam hiện nay và xác định những vấn đề có tính nguyên tắc đối với việc xây dựng phương hướng, chính sách trong thời gian tới.

6 Tăng cường khả năng chống chịu, đảm bảo an ninh tài chính công, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững / Trương Bá Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 11-14 .- 332.1

Tăng cường khả năng chống chịu, đảm bảo an ninh nền tài chính công có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, thể chế về quản lý tài chính công liên tục được cập nhật, hoàn thiện và đổi mới trên nhiều phương diện, qua đó, hỗ trợ hiệu quả tiến trình cơ cấu lại hệ thống tài chính công theo hướng an toàn, bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển bền vững đặt ra cho giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục có các giải pháp phù hợp để tăng cường khả năng chống chịu, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính công.

7 Vai trò của dịch vụ tài chính công thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp / Nguyễn Thị Hải Bình, Lưu Ánh Nguyệt // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 20 (557) .- Tr. 20-24 .- 332.1

Trình bày vai trò của phát triển dịch vụ tài chính công thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; thực trạng phát triển dịch vụ tài chính công thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; một số vấn đề đặt ra và giải pháp.

8 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công của ngành tài chính / Vũ Thị Liên, Vũ Thị Hoà // .- 2020 .- Tr. 37 – 40 .- 332.01

Bài viết phân tích những vấn đề, thành tựu của đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong công tác quản lý tài sản công của ngành Tài chính. Từ đó, đưa ra những khó khăn, thách thức và tìm ra hướng khắc phục.

9 Kiểm toán Nhà nước với vai trò chống tham nhũng và cơ cấu lại tài chính công / Thịnh Văn Vinh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 9 (194) .- Tr. 5-8 .- 657

Sự hình thành, phát triển của Kiểm toán Nhà nước cùng các văn bản pháp lý; Vai trò của Kiểm toán Nhà nước; Điều kiện để Kiểm toán Nhà nước VN phát huy tốt vai trò của mình trong việc chống tiêu cực, tham nhũng và cơ cấu lại tài chính, tài sản công đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

10 Chính sách ứng phó với nguy cơ khủng hoảng nợ công: kinh nghiệm Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam / Phạm Quý Long // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 9 (460) tháng 9 .- Tr. 76-81 .- 332.1

Bài viết tổng hợp, phân tích chính sách ứng phó với nguy cơ khủng hoảng nợ công từ kinh nghiệm của Nhật Bản và gợi ý khả năng vận dụng cho VN.