CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng lượng điện

  • Duyệt theo:
1 Những yếu tố tác động tới quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện / Nguyễn Đức Lâm // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 73-75 .- 658

Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên quá trình sản xuất và cung ứng năng lượng điện nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến ANNLĐ, các quy phạm pháp luật thuế, giá điện, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về ANNLĐ.

2 Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam : cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển điện khí LNG / Nguyễn Xuân Huy, Bùi Thị Cẩm Tú // .- 2023 .- Kỳ III .- Tr. 72-75 .- 621

Phân tích những thách thức đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển LNG ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững.

3 Thực trạng an ninh năng lượng điện tại Việt Nam / Nguyễn Đức Lâm, Vũ Duy // .- 2022 .- Số 625 .- Tr. 34 - 36 .- 381.142

Điện năng được ứng dụng rộng khắp ở các lĩnh vực như động lực, chiếu sáng, hóa học, dệt may, thông tin, phát thanh…là động lực chủ yếu để cho khoa học công nghệ phát triển và kinh tế nhân dân nhảy vọt. Điện năng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Năng lượng điện là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Không có bất cứ một quốc gia có thể tồn tại được nếu không có năng lượng điện hoặc không bị ảnh hưởng bởi năng lượng điện.

4 Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm máy phát điện ma sát nano dựa trên hai vật liệu Teflon và nhôm công nghiệp / Phan Hải, Phan Nguyễn Hòa, Hồ Anh Trâm, Nguyễn Hữu Đức, Phạm Đức Thắng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 32-36 .- 530

Nhằm nghiên cứu chế tạo thử nghiệm máy phát điện ma sát nano dựa trên hai vật liệu Teflon và nhôm công nghiệp. Máy phát nano dựa trên hiệu ứng ma sát điện là thiết bị có khả năng chuyển đổi năng lượng từ cơ năng thành điện năng nhờ sự kết hợp của hiện tượng nhiễm điện cọ sát và cảm ứng tĩnh điện. Điều này giúp mở ra một trang mới cho năng lượng nhân tạo để tiến tới chế tạo nguồn năng lượng tích hợp cho các thiết bị tự cấp nguồn, cảm biến chủ động hay thậm chí là phát triển mạng lưới năng lượng quy mô lớn. Nghiên cứu đã thử nghiệm thành công máy phát điện ma sát nano (Triboelectric nanogenerator – TENG) cấu hình tiếp xúc dọc sử dụng vật liệu Potyletrafluoroethylene (PTFE) và nhôm công nghiệp.

5 Xây dựng mô hình xác định sản lượng điện mặt trời trên mái nối lưới dựa trên môi trường Matlab/Simulink / Lê Phương Trường, Trương Thành Nam // Khoa học Giáo dục Kỹ thuật (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 58 .- Tr. 84-91 .- 621

Trình bày phương pháp xây dựng mô hình tính toán sản lượng điện mặt trời cho nhà máy điện mặt trời thương mại, dựa trên môi trường Matlab/Simulink. Hệ thống bao gồm một mô đun pin quang điện thương mại, mô hình tổn thất sản lượng và mô hình ước lượng sản lượng điện.

6 Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và hiện tượng phủ bóng đến hiệu quả phát điện của Tấm Quang Điện / Bạch Thanh Quý // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2019 .- Số 38 .- Tr. 23-33 .- 621

Trình bày các đặc tính cơ bản của một hệ thống quang năng, đồng thời chú trọng đến phân tích và đánh giá hai yếu tố chính tác động đến hiệu quả phát điện của một hệ thống solar đó là nhiệt độ và hiện tượng phủ bóng. Thông qua kết quả phân tích, làm cơ sở kỹ thuật cho các đơn vị thực hiện thi công, lắp đặt, vận hành, và bảo trì hệ thống quang năng đảm bảo ngoài việc hệ thống hoạt động còn phải tối ưu công suất phát của hệ thống.

7 Tăng cường sản xuất điện năng từ chất thải, góp phần phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường / Dương Văn Mão // Môi trường .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 54 - 55 .- 363

Trình bày về tiềm năng sản xuất điện từ rác và đề xuất định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

8 Nghiên cứu cấu trúc điều khiển hệ thống pin năng lượng mặt trời / TS. Phạm Tâm Thành // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 88-93 .- 621

Nghiên cứu cấu trúc hệ thống pin năng lượng mặt trời, cấu trúc các mạch vòng điều khiển điện áp, dòng điện. Cấu trúc này được mô hình hóa sử dụng phần mềm Matlab & Simulink. Hệ thống thực nghiệm cũng được xây dựng để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để phục vụ đánh giá hệ thống trước khi triển khai chế tạo hệ thống trong thực tiễn công nghiệp.

9 Phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam / Đỗ Trường Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 496 tháng 6 .- Tr. 39-40 .- 621.042

Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư phát triển năng lượng điện mặt trờithời gian qua, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam tới năm 2030.

10 Nghiên cứu, thiết kế hệ thống quản lý năng lượng điện tàu thủy / TS. Nguyễn Khắc Khiêm, TS. Đinh Anh Tuấn // Giao thông Vận tải .- 2017 .- Số 4/2017 .- Tr. 112-114 .- 621

Trình bày một phương pháp hiệu quả trong thiết kế hệ thống quản lý năng lượng điện tàu thủy có tên gọi là PMS. Trong đó, mô đun trung tâm điều khiển là một hệ vi xử lý có tích hợp thuật toán đo lường và điều khiển tiên tiến cho 4 tổ hợp diesel/máy phát. Phần giám sát sử dụng một màn hình cảm ứng HMI có thể dễ dàng xem xét các sự kiện, điều khiển, giám sát và hiển thị từng trang màn hình đồ họa với các menu và giao diện vận hành thân thiện cũng như dễ dàng xác định được các thông tin truyền qua mạng Modbus/RS485 từ mô đun điều khiển trung gian.