CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vật liệu nano

  • Duyệt theo:
1 Xác định Molybden trong mẫu nước sử dụng kỹ thuật chiết pha rắn với vật liệu Nano Mn3O4-TiO2 / Trần Thị Thanh Thủy, Đoàn Văn Đạt, Nguyễn Xuân Hùng, Trương Thị Uyên // .- 2021 .- Số 44B .- Tr. 3-12 .- 660

Vật liệu Nano Mn3O4-TiO2 được tổng hợp và ứng dụng làm chất hấp thụ pha rắn để chiết Molybden trong mẫu. Các điều kiện tối ưu của kỹ thuật chiết pha rắn như pH, khối lượng chất hấp thụ, thời gian hấp thụ, tốc độ khuấy và điều kiện rửa giải được khảo sát. Molybden được xác định bằng phương pháp phổ hấp thu phân tử dựa vào xúc tác của Molybden cho phản ứng oxi hóa. Phương pháp được áp dụng để xác định Molybden trong các mẫu nước.

2 Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cs+, Sr2+ bởi vật liệu nano kẽm hexacyanoferrate / Trương Đông Phương, Lê Vũ Trâm Anh, Kiều Thị Đan Thi, Nguyễn Trần Thúy Hồng, Nguyễn Đình Trung // .- 2021 .- Tập 18 số 9 .- Tr. 1684-1698 .- 660

Vật liệu kích thước nano kẽm hexacyanoferrate là loại vật liệu hấp thụ hiệu quả đối với hai ion Cs+ và Sr2+. ZnHF được điều chế bằng phương pháp kết tủa. Các phổ hồng ngoại Fourier nhiễu xạ tia X quang phổ X kết hợp tán xạ annưg lưognj, kính hiển vi điện tử truyền qua có độ phân giải cao được sử dụng để xác định hình thái của vật liệu ZnHF. Vật liệu kẽm hexacyanoferrate (ZnHF) kích thước nano giá thành thấp, dễ tổng hợp laoị vật liệu này có thể trở thành chất hấp thụ hấp dẫn và đầy hứa hẹn trong việc xử lí ion Cs+ và Sr2+ trong nước.

3 Tính chất nhiệt và từ của vật liệu nano HoFeO3 tổng hợp bằng phương pháp kết tủa hóa học / Nguyễn Anh Tiến, Trương Thị Thuận, Đỗ Hoàng Phúc // .- 2021 .- Tập 18 số 6 .- Tr. 1161-1169 .- 660

Trong bài báo các hạt nano HoFeO3 với cấu trúc perovskite được tổng hợp thành công bằng phương pháp kết tủa hóa học đơn giản với tác nhân kết tủa dung dịch NaOH 5%. Cac hạt nano tạo thành sau khi nung tiền chất kết tủa ở 700,800 với 900 độ C. Cac mẫu vật nano HoFeO3 tổng hợp được có lực kháng từ bé, độ từ dư bé, độ từ hóa lớn là vật liệu nghịch từ thể hiện hành vi siêu thuận từ.

7 Vật liệu nano trong phòng chống dịch bệnh: Hiệu quả và độc tính / Phạm Đức Hùng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Số 3(732) .- Tr.49-51 .- 572

Phân tích việc sử dụng vật liệu nano trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp nên việc sử dụng tràn lan các sản phẩm có chứa nano bạc như nước rửa tay, bình xịt,… liệu có khả năng trị được vi rút và có an toàn khi sử dụng?

9 Ứng dụng và an toàn sử dụng các vật liệu nano trong nông nghiệp / Lê Thị Thu Hiền // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (1) .- Tr. 1-15 .- 576

Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng và tác động của các vật liệu nano đến cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật đất.