CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Địa kỹ thuật

  • Duyệt theo:
11 Ứng dụng địa thống kê trong khảo sát địa chất cho các công trình xây dựng / ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, PGS. Bùi Trọng Cầu // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 7-12 .- 624

Trình bày một ứng dụng của của địa thống kê trong phân tích sự biến đổi không gian qua các tương quan không gian với các vị trí đã được lấy mẫu. Phương pháp tính toán được xác nhận bằng cách phân tích biến thiên không gian tham số góc ma sát của đất được quy đổi từ các dữ liệu của thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng CPTu tại một tuyến đường ở khu vực Thanh Trì, Hà Nội.

12 Một số đề xuất đánh giá rủi ro địa kỹ thuật trong các dự án công trình ngầm / ThS. Chu Tuấn Vũ // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 28-34 .- 624

Đánh giá rủi ro địa kỹ thuật cho các dự án công trình ngầm và một số chiến lược chung để giảm thiểu những rủi ro này thông qua quy trình quản lý rủi ro cơ bản cho các dự án hầm/ công trình ngầm và sau đó đưa ra một số phương pháp xử lý đánh giá rủi ro địa kỹ thuật.

13 Xây dựng tương quan sức chống cắt của thí nghiệm nén ba trục và cắt cánh hiện trường cho một số loại đất sét yếu / PGS. TS. Châu Trường Linh, ThS. Ao Văn Toàn // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 54-57 .- 624

Thiết lập tương quan giữa các giá trị sức chống cắt của thí nghiệm nén ba trục (sơ đồ không cố kết – không thoát nước UU) và thí nghiệm cắt cánh hiện trường (VST) cho một số loại đất sét yếu trạng thái dảo mềm đến dẻo chảy, áp dụng cho các công trình giao thông trên nền đất yếu trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

14 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế tường chắn đất có cốt khi sử dụng cốt là lưới địa kỹ thuật / TS. Hoàng Đình Đạm // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 34-39 .- 624

Trên cơ sở nguyên tắc tính toán, kiểm toán tường chắn đất có cốt, nội dung của bài báo đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu tường chắn đất có cốt là lưới địa kỹ thuật (ĐKT), như nền đất tự nhiên, kích thước hình học của tường chắn, khoảng cách đặt lưới, sức chịu kéo của lưới, loại lưới, hệ số an toàn, hệ số ma sát giữa lưới và đất, nhằm mục đích thiết kế tường chắn đất có cốt hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.

15 Thiết lập bản đồ địa kỹ thuật xây dựng và hệ số nền thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp / Nguyễn Kế Tường, Phạm Văn Duy Cường // Xây dựng .- 2018 .- Số 06 .- Tr. 183-187 .- 624

Nghiên cứu một giải pháp nền – móng tiết kiệm chi phí đầu tư, cơ quan quản lý dễ dàng trong việc cấp phép quản lý xây dựng, tư vấn thiết kế có tài liệu tin cậy tham khảo.

16 Tính toán tấm nệm vải kỹ thuật địa nhồi bê tông bảo vệ bề mặt mái dốc trong các công trình công / TS. Nguyễn Thanh Sơn // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr.70 – 73 .- 624

Giới thiệu và trình bày việc áp dụng phương pháp tấm nệm vải địa kỹ thuật nhồi bê tông bảo vệ bề mặt mái dốc hiện đang được một số nước phát triển ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…đã, đang áp dụng và đạt được hiệu quả cao.

17 Hiệu chuẩn thông số địa kỹ thuật cho mô hình plaxis 2D để xác định khả năng chịu tải của nền sau khi gia cố cừ tràm / Nguyễn Tần Phi, Dương Hồng Thẩm // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 65-70 .- 624

Tập trung vào việc hiệu chỉnh những thông số đất nền có được từ những thí nghiệm trong phòng thông thường trên các mẫu khoan, để dùng vào mô hình plaxis.

18 Kỹ thuật mô hình ly tâm trong địa kỹ thuật / Nguyễn Anh Tuấn, Châu Ngọc Ẩn, Nguyễn Minh Tâm // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 164 – 167 .- 690

Giới thiệu về lịch sử phát triển, các nguyên tắc chuyển động cơ bản, các ứng dụng chính, các nguyên tắc tỉ lệ và các lỗi thường gặp trong kỹ thuật mô hình ly tâm địa kỹ thuật.

19 Nghiên cứu ứng xử tại mặt đường hiện hữu khi xây dựng nền đường đắp mới gia cố cọc xi măng đất - vải địa kỹ thuật / KS. Phạm Ngọc Thạch // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 94 - 97 .- 624

Do nhu cầu mở rộng hạ tầng giao thông, việc xây dựng nền đường đắp gia cố cọc xi măng đất (CXMĐ) gia cường vải địa kỹ thuật (VĐKT) bên cạnh mặt đường hiện hữu (MĐHH) ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc xây dựng đường mới sẽ gây ra sự lún lệch tại MĐHH, từ đó dẫn đến các hiện tượng như: Nứt dọc, sụt lún mặt đường. Trong bài báo, tác giả nghiên cứu vấn đề này dựa trên mô phỏng bằng phần tử hữu hạn, trước hết là trình bày cách xây dựng mô hình và kiểm chứng mô hình bằng cách giải lại một trường hợp đã công bố, tiếp theo là khảo sát 3 yếu tố mà đường xây dựng mới ảnh hưởng đến ứng xử của đường hiện hữu: Cường độ CXMĐ, khoảng cách bố trí CXMĐ trong nền đắp mới. Trong các kịch bản mô phỏng, điều kiện địa chất, cụ thể thuộc dự án “ Cầu và đường nối từ QL51 đến cảng Cái Mép” đã được giả định.