CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chiến lược

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu so sánh chiến lược ứng phó và sông chung với Covid-19 của Nhật Bản và Việt Nam / Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 3(253) .- Tr. 38-49 .- 327

Phân tích hai trường hợp: Thứ nhất là mô hình làm dịu hay cùng tồn tại với dịch bệnh từ sớm của Nhật Bản và mô hình chuyển dịch sang thích ứng an toàn của Việt Nam để xem xét cách thức hai quốc gia ứng phó với Covid-19, từ đó đưa ra các phân tích so sánh và gợi nhớ hướng chung sống và ứng phó dịch bệnh thời gian tới.

12 Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp và quan hệ Pháp - Ấn Độ / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 60-71 .- 327

Trình bày một số nội dung về chiến lược hướng tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Phân tích quan hệ Pháp - Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

13 Những đột phá mang tính chiến lược trong tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 18-21 .- 330

Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng đã được Đảng, Nhà nước đặt ra và thực hiện từ nhiều năm qua. Nhiệm vụ này tiếp tục được triển khai quyết liệt trong giai đoạn tới. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là việc tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng cần phải nhanh hơn và có sự bứt phá. Theo đó, cần xác định rõ những thành tựu, tồn tại và hạn chế, cũng nhận diện những tác động để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả. Bài viết phân tích những thành tựu cũng như hạn chế của chiến lược tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời chỉ ra những đột phá mang tính chiến lược trong thời gian tới để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

14 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược hội nhập theo chiều ngang của các doanh nghiệp nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Văn Tuyên, Phạm Đình Dzu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 137-141 .- 658

Bài viết này kiểm định mô hình nghiên cứu để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro trong chiến lược hội nhập theo chiều ngang của các doanh nghiệp (DN) nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố rủi ro trong chiến lược hội nhập theo chiều ngang của các DN tại TP. Hồ Chí Minh chịu sự tác động của 6 yếu tố, theo thứ tự giảm dần gồm: (i) Theo đuổi sự tương quan viển vông; (ii) Hiểu sai vị thế đối thủ cạnh tranh; (iii) Theo đuổi mối tương quan nhỏ, ít ảnh hưởng; (iv) Hiểu sai sự đóng góp từ các đơn vị kinh doanh; (v) Ảnh hưởng tiêu cực trong chuyển giao bí quyết; (vi) Sai lầm trong quản lý danh mục sản phẩm.

15 Quản điểm và định hướng mở rộng cơ sở thu trong chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2020-2030 / Nguyễn Tiến Kiên, Nguyễn Chiến Thắng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 5-7 .- 658

Tầm quan trọng của việc mở rộng cơ sở thu, cơ sở để khai thác nguồn thu mới trong giai đoạn hiện nay, quan điểm và định hướng cải cách thuế giai đoạn 2020-2030.

16 Autralia trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương : động lực và chính sách / Phạm Thị Yên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 12(97) .- Tr. 45-53 .- 327

Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của Australia ở khu vực, bài viết phân tích những lợi ích của Australia trong việc tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, làm rõ những thay đổi chính sách cũng như các hành động can dự vào khu vực của quốc gia này.

17 Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga – thực trạng và triển vọng / Phan Sỹ Thanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 7(238) .- Tr. 80-88 .- 327

Trình bày mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt Nam – Liên xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

18 Chiến lược xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế: nghiên cứu so sánh giữa một số quốc gia châu Á / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 90-92 .- 658

Việc xây dựng "Đại học đẳng cấp quốc tế" được đánh giá là mục tiêu chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia nhằm nâng tầm giáo dục đại học và vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Trong khu vực Châu Á, một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan đều đã xây dựng được nhiều đại học đẳng cấp quốc tế được xếp thứ hạng cao. Trên cơ sở phân tích và so sánh chiến lược xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế ở 3 quốc gia cùng khu vực, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đối với Việt Nam.

19 Triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam: Kết quả và định hướng đến năm 2030 / Vũ Đức Chính // Tài chính .- 2020 .- Số 726 .- Tr.6 – 9 .- 657

Sau 25 năm đổi mới và cải cách, Kế toán Việt Nam có nhiều thay đổi sâu sắc và có những bước phát triển quan trọng, đóng góp hiệu quả vào thành công chung của nền kinh tế đất nước. Với việc chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính Phủ) được triển khai mạnh mẽ và quyết liệt, hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nền kinh tế trong và ngoài nước còn diễn biến khó lường, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần thiết phải tính tới những giải pháp cụ thể về phát triển kế toán, kiểm toán để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi cho cả giai đoạn 2030.

20 Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả / NCS. Ngô Di Lân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 2 (113) .- Tr. 181-203 .- 327

Đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa vào quá trình thay vì kết quả. Theo tác giả, các chiến lược có thể được chia thành 3 cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động và chiến lược toàn diện. Bài báo này sẽ phân tích sự khác biệt giữa các cấp độ chiến lược này cũng như chỉ ra năm yếu tố cơ bản cấu thành nên một chiến lược cho Việt Nam trong thời gian tới.