CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông sản

  • Duyệt theo:
1 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang liên minh Châu Âu / Thân Văn Thanh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 151-154 .- 332

Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đang xuất khẩu ra 185 nước trên thế giới. Trong đó, với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, Liên minh châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Bài viết phản ánh tình hình, khó khănthách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến thị trường này, từ đó đề xuất một giải pháp cho thời gian tới.

2 Nguồn vốn Agribank hỗ trợ phát triển nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP / Hải An // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 39-41 .- 332.12

Nông nghiệp nước ta đã và đang phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Với vai trò là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm").

3 Xuất khẩu nông sản Niệt Nam sang liên mi kinh tế Á – Âu: thực trang và giải pháp / Nguyễn Lan Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 89-92 .- 332

Nông sản là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường Liên minh kinh tế Á – Âu. Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ năm 2016 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những chuyển biến nhất định. Bài viết đánh giá khái quát tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại dự to Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

4 Hoạt động thu hồi phụ phẩm và xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ở Việt Nam / Nguyễn Văn Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 130 – 133 .- 658

Trong những năm vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những kết quả tích cực cả về tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước tiếp tục tăng trưởng. Ngày càng nhiều chuỗi cung ứng/chuỗi liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp được hình thành, trong đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ngày càng được quan tâm. Bài viết đề cập khái quát về hoạt động thu hồi phụ phẩm trong chuỗi cung ứng nỗng sản, thực trạng và một số khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động này trong xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xanh ở nước ta trong những năm tới.

5 Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung đông - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trịnh Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 81-84 .- 330

Xuất khẩu hàng nông sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm. Thị trường Trung Đông với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường tiêu thụ lớn với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường cao. Đây cũng là thị trường nhập khẩu một lượng lớn hàng nông sản do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp do được thiên nhiên ưu ái. Sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông khá muộn nên kim ngạch xuất khẩu còn ở quy mô nhỏ.

6 Phát triển chuỗi giá trị nông sản tại thành phố Hà Nội / Đỗ Huy Hà, Trịnh Xuân Việt, Nguyễn Hải Biên, Đỗ Văn Phúc // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 162-164 .- 330

Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản là nhân tố quan trọng giúp nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hiện nay mô hình sản xuất này ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy được những tiềm năng vỗn có, để nông nghiệp thực sự là “bệ đỡ” của nền kinh tế Thủ đô

7 Phân tích khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam / Đặng Thu Hương // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 42-50 .- 658

Kết quả cho thấy: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với các sản phẩm HS03, 08, 10, 11, 14, 16; (ii) Có lợi thế so sánh, không có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với HS09; (iii) Không có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với sản phẩm HS20, 22, 24. Kết quả định lượng cũng cho thấy đa phần lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng nông sản đều không ổn định và nhiều nhóm hàng lợi thế mất dần theo thời gian. Hàm ý chính sách chỉ ra việc phân nhóm các mã sản phẩm sẽ giúp xây dựng một chính sách phù hợp để phát huy lợi thế so sánh và xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản hiệu.

8 Phát huy tính bổ sung các lợi thế để tối đa hóa lợi ích thương mại nông sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn mới / Nguyễn Thường Lạng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 3-9 .- 330

Bài viết chỉ ra vị trí, vai trò cơ chế tác động từng loại lợi thế đến sáng tạo lợi ích thương mại. Với vai trò bổ sung lẫn nhau các loại lợi thế, lợi ích thương mại khi xuất khẩu/nhập khẩu được hiểu rõ cơ chế vận hành, theo đó sẽ nhận thức được cách thức tối đa hóa lợi ích thương mại.

9 Xây dựng thương hiệu nông sản : trường hợp Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Chè Tam Đường / Trịnh Thùy Dương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 61-63 .- 658

Bài viết phân tích công tác xây dựng thương hiệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Chè Tam Đường thông qua hoạt động khảo sát ý kiến của người tiêu dùng và người lao động tại công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác xây dựng thương hiệu tại Công ty đã được quan tâm, đầu tư và mang lại một số hiệu quả.

10 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam / Nguyễn Vinh Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 25-44 .- 327

Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU, đặt trong tổng thể quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó đưa ra những nhận định về thời cơ, thách thức mà EVFTA mang lại và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.