CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại--Ấn Độ

  • Duyệt theo:
1 Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới chính quyền Modi / Tôn Sinh Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 4 (155 ) .- Tr. 119 – 138 .- 327

Ấn Độ dưới chính quyền Modi mặc dù có kế thừa chính sách đối ngoại của các chính phủ, nhưng đã có những điều chỉnh khá rõ nét về cả mục tiêu, phương châm đối ngoại cũng như những ưu tiên trong quan hệ với các khu vực và các đối tác lớn. Bài viết này sẽ xem xét chi tiết những điều chỉnh đó đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những điều chỉnh này.

2 Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ: Bối cảnh mới và chiều hướng triển khai / Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 03 (114) .- Tr. 83-104 .- 327

Tìm hiểu quá trình hình thành chính sách châu Á và những lý do thúc đẩy một quốc gia cách xa châu Á như Pháp quan tâm trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

3 Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang định hình / TS. Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (114) .- Tr. 105-126 .- 327

Phân tích vai trò trung tâm của ASEAN trước các biến đổi của cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và từ đó kiến nghị các biện pháp duy trì vai trò trung tâm của ASEAN.

4 Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ: Bối cảnh mới và chiều hướng triển khai / Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 144-162 .- 327

Dự báo chiều hướng Ấn Độ triển khai chính sách Hành động hướng Đông trong những năm tới trên cơ sở làm rõ xu hướng phát triển của Ấn Độ và những diễn biến mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có tác động đến chiến lược đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách Hành động hướng Đông nói riêng.

5 Cách thức xây dựng hình ảnh quốc gia của Ấn Độ / Huỳnh Thanh Loan, Huỳnh Thị Lệ My // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 1-7 .- 330

Ấn Độ đã vận dụng linh hoạt và có hiệu quả sức mạnh mềm của mình trong nhiều thế kỷ qua. Nếu như ở những thế kỷ trước, sức mạnh mềm của Ấn Độ lan tỏa đến các quốc gia khác một cách tự nhiên qua các con đường tiếp xúc văn hóa, tôn giáo và các hoạt động kinh tế; thì từ thập niên trước, Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng sức mạnh mềm của mình một cách có hệ thống hơn nhằm xây dựng một hình ảnh Ấn Độ bất bạo động, dân chủ đa nguyên, khoan dung và “lạ thường”. Đặc biệt, từ năm 2014, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nardendra Modi, sức mạnh mềm đã được triển khai hiệu quả và sáng tạo, tạo phần cải thiện hình ảnh quốc gia Ấn Độ là một chủ thể có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Như vậy, Ấn Độ đã có những nổ lực quan trọng để xây dựng và cải thiện hình ảnh quốc gia từ sau khi độc lập cho đến nay.

6 Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru (1947 – 1964) / Phùng Thị Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 20-26 .- 327

Phân tích những chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru trong các giai đoạn 1947 – 1953, giai đoạn 1954 – 1958, giai đoạn 1959 – 1964.

7 Dấu ấn Jawaharlal Nehru trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (1947 – 1964) / Lê Thị Quí Đức // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 2 (63) .- Tr. 1-6 .- 327

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ độc lập trong giai đoạn 1947 – 1964 mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà lãnh đạo cấp cao J. Nehru không chỉ trong những nội dung cơ bản mà cả mục tiêu, nguyên tắc và phương cách tiếp cận.

9 Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi: Từ “Không liên kết” đến “Đa liên kết” / Nguyễn Lê Thy Thương, Nguyễn Thị Đoan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 10 (59) .- Tr. 31-38 .- 327

Làm rõ quá trình chuyển hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ: từ quan điểm “đa liên kết” trong Chiến tranh Lạnh đến sự manh nha hình thành của quan điểm “đa liên kết” dưới thời cựu Thủ tướng Manmohan Singh và sự chín muồi của tư tưởng này dưới thời Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi. Bài viết cũng làm rõ mục đích và những nội dung cụ thể cuẩ chính sách đối ngoại “đa liên kết” mà Chính phủ hiện tại đang triển khai, đồng thời so sánh nó với chiến lược ngoại giao của các Chính phủ tiền nhiệm.

10 Quan điểm của các nước Đông Nam Á đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1950: Nghiên cứu trường hợp của Indonesia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa / Phùng Thị Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 8 (57) .- Tr. 25-33 .- 327

Trình bày chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Indonesia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1947 – 1950. Quan điểm của Indonesia trước chính sách ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của Ấn Độ. Quan điểm của Việt Nam đối với chính sách trung lập của Ấn Độ.