CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật

  • Duyệt theo:
1 Chính sách, pháp luật và một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Hoàng Quốc Lâm, Ngô Xuân Hòa // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 19 - 25 .- 340

Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường và nhiều quy định khác để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam về phát triển kinh tế tuần hoàn và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển.

2 Hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ / Đào Vũ, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đức Thịnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 49-51 .- 340

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Qua gần 10 năm thực hiện Luật, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện Luật cũng đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

3 Hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ / Đào Vũ, Phạm Quang Huy, Nguyễn Đức Thịnh // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 49-51 .- 340

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Qua gần 10 năm thực hiện Luật, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn việc thực hiện Luật cũng đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, bất cập nhất định trong ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; do đó, cần phải nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước theo pháp luật Việt Nam / Võ Trung Tín // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 91- 98 .- 340

Ở Việt Nam, trong số các tranh chấp môi trường, tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước là loại tranh chấp phổ biến và khó giải quyết. Mặc dù các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước đã được điều chỉnh, bổ sung theo thời gian, tuy nhiên các quy định đó cũng chưa tạo cơ sở pháp lí đầy đủ để các bên trong tranh chấp sử dụng để giải quyết khi phát sinh các xung đột về lợi ích. Với mục đích làm rõ hơn các vấn đề lí luận, quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước, bài viết phân tích khái niệm, các đặc điểm của tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước, quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.

5 Vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam / Bùi Xuân Phái // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 12-20 .- 340

Một văn bản quy phạm pháp luật chỉ thực sự có giá trị khi chúng được áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật đó chỉ có hiệu lực để áp dụng với những điều kiện cần thiết cả về phương diện pháp lí và thực tế. Bài viết phân tích vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trên cả hai phương diện này, trong đó phân tích mối quan hệ giữa hiệu lực thực tế và hiệu lực pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật để có cách nhận thức đúng cũng như tìm giải pháp để khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành nhằm giúp cho việc thực hiện pháp luật một cách thốngnhất, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, giúp cho pháp luật đi vào cuộc sống một cách thuận lợi, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

6 Hoàn thiện pháp luật về công ty đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư / Hoàng Hải Anh // .- 2023 .- Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 48-50 .- 340

Công ty đại chúng là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, song hành cùng thị trường chứng khoán và có thể được coi là một loại hình đặc thù trong số các doanh nghiệp là công ty cổ phần nói chung. Công ty đại chúng chính là cái “gốc” của thị trường chứng khoán bởi hàng hóa cơ bản trên thị trường chứng khoán là các công ty đại chúng. Chính vì vậy, việc quan tâm tạo chính sách để phát triển và quản lý minh bạch công ty đại chúng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong số các chương trình, giải pháp phát triển thị trường chứng khoán. Trong đó, hệ thống pháp luật về công ty đại chúng đóng vai trò then chốt đối với việc tạo lập chính sách định hướng phát triển cũng như quản lý các công ty đại chúng một cách công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.

7 Quy định của pháp luật về phí Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và thực tiễn thi hành / Đỗ Mạnh Phương, Nguyễn Thị Duyên // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 25-30 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật về trích nộp, thu phí Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) (Quỹ bảo toàn) và thực tiễn thi hành quy định về trích nộp phí Quỹ bảo toàn từ thời điểm thành lập năm 2014 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả trong việc trích nộp và thu phí Quỹ bảo toàn.

8 Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Tạ Quang Đôn // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 45-50 .- 340.3324

Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền. Do vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần phải có những công cụ để hài hòa hóa mối quan hệ này, vừa tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, cổ đông và người có liên quan của ngân hàng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng đó. Để làm được điều này, cơ quan quản lí cần có những thẩm quyền cho phép xử lí ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết được khó khăn trước mắt, không để cho tình trạng khó khăn của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn. Bài viết làm rõ một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử lí đối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lí ngân hàng yếu kém.

9 Hiện đại hoá pháp luật ở Việt Nam - những rào cản và một số khuyến nghị / Tào Thị Quyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 3-10 .- 340

Việc hiện đại hoả pháp luật sao cho thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thử Tư là yêu cầu khách quan đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ gặp phải các rào cản khác nhau trong tiến trình hiện đại hoá pháp luật của mình. Ở Việt Nam, có nhiều rào cản đã và đang gây khó khăn cho quá trình hiện đại hoá pháp luật. Bài viết phân tích các rào cản và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc hiện đại hoá pháp luật Việt Nam như: đổi mới tư duy pháp lí; xác định chủ thuyết trong nghiên cứu khoa học pháp lí và xây dựng pháp luật; hoàn thiện quy trình lập pháp; tăng đầu tư tài chính và nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật; thiết lập cơ chế kiểm soát và loại bỏ lợi ích nhóm tiêu cực trong xây dựng pháp luật.

10 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48

Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.