CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Ấn Độ

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan của Ấn Độ và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hiên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 9 (118) .- Tr. 10-19 .- 327

Phân tích việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Ấn Độ thông qua phân loại các biện pháp phi thuế quan theo loại hình; phân tích các biện pháp phi thuế quan ban hàng theo các bộ/ cơ quan; phân nhóm các biện pháp phi thuế quan theo các nhóm hàng hóa mã HS 2 chữ số. Qua đó rút ra những hàm ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các nhóm hàng sang thị trường Ấn Độ.

2 “Ấn Độ cách mạng” của Minh Tranh : một biểu hiện của tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ / Văn Ngọc Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 5(114) .- Tr. 1-5 .- 327

Thông qua việc phân tích bối cảnh ra đời cũng như nội dung, tư tưởng tác phẩm “Ấn Độ cách mạng” của Minh Tranh, bài viết khẳng định, đây không chỉ là một công trình khoa học mà còn là một cứ liệu lịch sử về tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ luôn được các thế hệ kế tiếp nhau vun đắp, là tài sản quý giá, cần được trân trọng, nâng niu và gìn giữ, phát huy trong điều kiện mới.

3 Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới / Trần Xuân Hiệp, Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 10(95) .- Tr. 1-10 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng trong bối cảnh mới nói trên, đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác Việt - Ấn trong thời gian tiếp theo.

4 Nhân tố văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Từ góc nhìn lịch sử và thời đại / Lưu Văn Quyết, Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 20-26 .- 327

Phân tích và làm rõ nhân tố văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ góc nhìn lịch sử và thời đại để làm rõ tính chất nền tảng và hiện đại của nhân tố này. Qua đó, bài viết khẳng định văn hóa đang là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

5 Những thách thức đối với sức mạnh tổng hợp quốc gia của Ấn Độ / Trần Hoàng Long, Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 1 (86) .- Tr. 1 - 9 .- 327

Làm rõ những nhân tố thách thức bên trong (chính trị - xã hội, an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, sức mạnh mềm) đối với việc đạt được sức mạnh tổng hợp quốc gia của Ấn Độ.

6 Tiềm năng kết nối du lịch Việt Nam - Ấn Độ / Nguyễn Thị Hiên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 1 (86) .- Tr. 10 - 25 .- 327

Nghiên cứu làm rõ thực trạng quan hệ du lịch Việt Nam - Ấn Độ trong những năm gần đây; những kết nối du lịch giữa hai quốc gia, qua đó đánh giá tiềm năng kết nối du lịch giữa hai nước.

7 Kết nối cơ sở hạ tầng Việt Nam - Ấn Độ / Đồng Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 24 - 30 .- 327

Trình bày các nội dung về: 1. Hợp tác kết nối hàng không Việt Nam - Ấn Độ; 2. Hợp tác kết nối đường biển Việt Nam - Ấn Độ; 3. Hợp tác keedt nối đường bộ Việt Nam - Ấn Độ và Kết luận.

8 Hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 1-8 .- 327

Phân tích thực trạng hợp tác hải quân giữa hai quốc gia trong các khía cạnh: hoạt động ngoại giao của hải quân hai nước, tập trận hải quân, mua vũ khí, đào tạo…, qua đó đánh giá triển vọng hợp tác hải quân của hai nước trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

9 Hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 5 (78) .- Tr. 1 – 8 .- 327

Phân tích thực trạng hợp tác hải quân giữa hai quốc gia trong các khía cạnh: hoạt động ngoại giao của hải quân hai nước, tập trận hải quân, mua bán vũ khí, đào tạo…, qua đó đánh giá triển vọng hợp tác hải quân của hai nước trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

10 Thực trạng và triển vọng hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ / Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 5 (66) .- Tr. 23-30 .- 327

Phân tích thực trạng hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ, qua đó đánh giá triển vọng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực này trong giai đoạn tiếp theo.