CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn xuôi--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Nhìn lại quan niệm về ái tình tự do trong văn xuôi Tự lực văn đoàn / Đỗ Thị Hường // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 11 (609) .- Tr. 37-49 .- 800

Khảo sát quan niệm tình yêu trong các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của các tác giả Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo trong sự so sánh với tiểu thuyết Tắt lửa long – sáng tác thời kì đầu mang đậm dấu ấn lãng mạn của cây bút hiện thực Nguyễn Công Hoan.

2 Khái niệm tiểu thuyết, truyện ký và văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam / Đỗ Thu Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 86-96 .- 800.01

Tập trung giới thiệu mấy nét về hoàn cảnh, động cơ trước tác và phản ứng của giới học Khảo sát các thuật ngữ được dùng để định danh bộ phận văn xuôi tự sự trung đại trong lịch sử văn học Việt Nam từ thời Trung đại đến hiện đại, từ đó góp phần nhận diện rõ ràng hơn một số vấn đề của các thể loại văn xuôi trung đại. Các khái niệm tiểu thuyết, truyện ký hay văn xuôi tự sự của văn học trung đại Việt Nam sẽ được nghiên cứu trên cơ sở đối chiếu với những khái niệm này của văn học cổ đại Trung Quốc.

3 Vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam 1945-1975 / Phạm Ngọc Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 33-41 .- 800.01

Giới thiệu khái niệm nữ quyền trong các nội dung: thể hiện nhu cầu, khát vọng của người phụ nữ và đấu tranh khẳng định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong các lĩnh vực: tình yêu đôi lứa, quan hệ gia đình và công tác xã hội.

4 Trạng ngữ - thành phần phụ mở rộng vị ngữ (khảo sát trên cứu liệu các văn bản văn xuôi được dạy học ở Trung học cơ sở) / Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Hoài Thương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 17-25 .- 400

Bài viết đề cập đến 3 nội dung: Xác định bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và bộ phận còn lại của câu. Chỉ ra đặc điểm của trạng ngữ. Miêu tả hai kiểu trạng ngữ phổ biến về các mặt ý nghĩa và hình thức.

5 Giải cấu trúc thể loại – nhìn từ sự tương tác giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986 / Lê Dục Tú // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 11(585) .- Tr. 91-97 .- 800.01

Đề cập đến sự giao thoa thể loại giữa văn xuôi và thơ trong văn học Việt Nam sau 1986, một trong những sự tương tác xuất hiện thường xuyên trong văn chương Việt Nam hiện nay. Khảo sát trên một số bình diện cụ thể, qua một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu, bài viết khẳng định những phương thức sáng tác hiện đại, đánh giá những thành công và sự dịch chuyển trong đời sống văn chương đương đại hôm nay.

7 Cơ chế văn hóa xác lập địa vị hạng hai của nữ giới trong văn xuôi Dạ ngân và Thiết ngưng / Hồ Khánh Vân // .- 2018 .- Số 10 (559) .- Tr. 80 - 93 .- 400

Giới thiệu về tâm thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức Nho giáo; Tâm thức đề cao huyền thoại nội tướng; Tâm thức tôn thờ chức năng loài; Tâm thức chấp nhận thân phận nữ giới như một định mệnh.

8 Truyền thống và cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện văn xuôi hiện đại dân tộc Thái / Nguyễn Thị Hải Anh // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 97 - 108 .- 400

Chọn vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện để nghiên cứu, bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề bản sắc dân tộc, mặt khác, góp phần làm rõ, khẳng định những nỗ lực vận động, đổi mới của nền văn xuôi dân tộc Thái để hòa nhập vào tiến trình văn học Việt Nam.

9 Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Ngọc Giao / Nghiêm Thị Hồ Thu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 4 (271) .- Tr. 97 - 103 .- 400

Là nhà văn trữ tình, lãng mạng, Ngọc Giao đã viết lên những trang văn có đặc điểm ngôn ngữ đặc trưng của dòng văn học này với những sắc thái và giọng điệu phong phú, hấp dẫn. Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ giản dị, tinh tế nhưng giàu chất trữ tình, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Ngôn ngữ trần thuật, đối thoại và độc thoại linh hoạt, sinh động và ngôn ngữ mang tính trào lộng, dí dỏm, gần với hiện thực đã tạo nên những trang văn giàu giá trị thẩm mĩ.

10 Văn xuôi hải ngoại từ sau 1975 đến nay: Từ bảo lưu đến hội nhập / Ngô Minh Hiền // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 98- 106 .- 800

Cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, văn học Việt Nam hải ngoại ( đặc biệt là văn học ở Mỹ) cũng có sự vận động, phát triển khá đa dạng, với không ít thành công và hạn chế. Các tác giả văn xuôi hải ngoại đã hướng ngòi bút của mình vào việc phản ánh hiện trạng sống của cộng đồng Việt Nam trên vùng xứ trú cùng với nỗi buồn đang trĩu nặng về một quê hương gián cánh.