CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Suy tim

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai / Trần Nguyễn Ngọc, Dương Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 41-48 .- 610

Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý cảm xúc biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần bao gồm ức chế cảm xúc, tư duy và vận động. Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình người mắc trầm cảm nhiều nhất ở nhóm tuổi > 70 (40,1%). Tuổi trung bình người bệnh suy tim có trầm cảm cao hơn người bệnh suy tim không có trầm cảm (p <0,05). Gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Hầu hết người bệnh suy tim có triệu chứng trầm cảm là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (90%). Đa số có rối loạn giấc ngủ (96,7%), tiếp theo là triệu chứng rối loạn ăn uống (73,3%) và triệu chứng bi quan về tương lai (48,3%). Ít gặp người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ở nhóm suy tim có NYHA II, không gặp trường hợp người bệnh có ý tưởng bị tội và ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Tuy nhiên, ở nhóm suy tim có NYHA III/IV, có 3 trường hợp có ý tưởng bị tội và 2 trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

2 Nghiên cứu giá trị điểm cắt của NT-ProBNP huyết tương trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em / Ngô Anh Vinh, Phạm Hữu Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 153-161 .- 610

Nhằm nghiên cứu giá trị điểm cắt của NT-ProBNP huyết tương trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em. Chẩn đoán suy tim ở trẻ em chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện chung của suy tim là tình trạng giảm cung lượng tim và ứ máu ở hệ thống tuần hoàn (tuần hoàn chủ và phổi). Nồng độ NT-ProBNP của nhóm suy tim cao hơn nhóm không suy tim có ý nghĩa thống kê, p<0,001. Điểm cắt tối ưu của nồng độ NT-ProBNP huyết tương là 314,5 pg/ml có giá trị chẩn đoán suy tim cho trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi với độ nhạy là 88,2%, độ đặc hiệu là 66,7% và diện tích dưới đường cong là 0,81.

3 Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020 / Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 50-59 .- 610

Phân tích tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020. Suy tim cấp tính là nguyên nhân đầu tiên của việc nhập viện ở người cao tuổi ở các nước phương Tây, mặc dù có những tiến bộ trong điều trị về y tế và thiết bị những vấn có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Suy tim cấp đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, gánh nặng tài chính lớn và thách thức đối với nghiên cứu tim mạch hiện tại. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp ảnh hưởng đến việc điều trị và phương pháp nuôi dưỡng trong thời gian nằm viện. Cần chú ý đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn, gián đoạn nuôi dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

4 Nghiên cứu nồng độ Galectin-3 máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm / Lại Trung Tín, Đoàn Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Trung Kiên // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 1 - 6 .- 610

Bài viết xác đinh nồng độ trung bình và tỷ lệ tăng Galectin-3 máu ở bệnh nhân suy tim với phân suất tống mau giảm. Kết quả nồng độ trung bình Galectin-3 máu là 54,01±23,88 ng/mL. Có 108 bệnh nhân tăng Galectin-3 mau ≥22,1 ng/mL, chiếm tỷ lệ 88,52%. Nồng độ Galectin-3 tăng dần theo tuổi, mức độ suy tim và nồng độ NTproBNP.

5 Nghiên cứu nồng độ NT Probnp huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang / Nguyễn Minh Trí, Trần Viết An // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 1 - 8 .- 610

Xác định nồng độ và tỷ lệ tăng NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ NT-proBNP huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.

6 Kết quả điều trị và mối liên quan của nồng độ nt-probnp trong tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018 / Võ Lương Sơn, Trần Viết An, Phạm Thanh Phong // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Khảo sát nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim mạn tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đánh giá kết quả điều trị suy tim mạn và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NTproBNP với tiên lượng ngắn hạn và thang điểm Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire ở bệnh nhân suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

7 Kết quả kiểm soát tần số tim mạch bằng Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính / Lâm Đức Thắng, Trần Viết An // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 1 - 6 .- 610

Khảo sát tỷ lệ tăng tần số tim và đánh giá kết quả kiểm soát tăng tần số tim bằng thuốc Ivabradine ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Kết quả tần số tim lúc nhập viện trên 70 lần/phút chiếm 95%. Tất cả bệnh nhân suy tim độ III và độ IV đều có tần số tim trên 70 lần/phút. Sau can thiệp, sự khác biệt trung bình của nhịp tim giữa nhóm can thiệp và không can thiệp bằng ivabradine là 14,33 nhịp mỗi phút (p <0,01), với 67,7 nhịp mỗi phút trong nhóm can thiệp và với 82,1 nhịp mỗi phút trong nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình nhịp tim giữa trước và sau khi điều trị bằng ivabradine trong nhóm can thiệp với 36,50 nhịp mỗi phút (p <0,01).

8 Thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim mạn / Nguyễn Hồng Thoại, Trần Kim Trang // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 221 - 225 .- 610

Xác định tỷ lệ thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim mạn. Đánh giá mối liên quan giữa thiếu sắt với các đặc điểm của suy tim mạn qua so sánh hai nhóm có và không có thiếu sắt. Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân suy tim mạn thiếu sắt được điều trị.

9 Bước đầu đánh giá hiệu quả và an toàn của sacubitril/valsartan ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm / Nguyễn Thanh Huân, Lê Quốc Hưng, Trần Thị Mỹ Liên // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 169 - 173 .- 610

Sacubitril/valsartan, một thuốc ức chế neprilysin-thụ thể angiotensin thế hệ đầu tiên, đã được khuyến cáo sử dụng như một liệu pháp mới trong điều trị các bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm. Các khuyến cáo này dựa trên kết quả của nghiên cứu PARADIGM-HF. Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát việc sử dụng thuốc mới này tại Việt Nam và đánh giá hiệu quả và an toàn của sacubitril/valsartan ở các bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm.

10 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang / Nguyễn Thế Phi, Tạ Văn Trầm // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 39 - 43 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim và tìm hiểu mối tương quan giữa điện tâm đồ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác ở bệnh nhân suy tim.