CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Cạnh tranh

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của vụ sáp nhập doanh nghiệp / Trương Trọng Hiểu // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 01(161) .- Tr. 67 – 79 .- 340

Đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của vụ sáp nhập doanh nghiệp là một trong những điểm mới quan trọng được bổ sung bởi Luật Cạnh tranh năm 2018. So với cơ chế rà soát sáp nhập thụ động trong Luật Cạnh tranh năm 2004, quy trình thẩm định vụ việc đã giúp cho cơ quan cạnh tranh năng động hơn, và kết quả rà soát sáp nhập chính xác hơn. Bên cạnh những điểm tiến bộ thì cũng có những điểm chưa hoàn chỉnh. Bài viết cho thấy sự lúng túng trong việc tiếp cận với khung đánh giá sáp nhập mới của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2 Điều tra và xử lí vụ việc vi phạm quy định tập trung kinh tế / Trần Thăng Long, Nguyễn Văn Nhân // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 93-103,114 .- 340

Bài viết phân tích quy định về tiếp nhận, điều tra và xử lí đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2018, từ đó chỉ ra những bất cập, chưa hợp lí trong quá trình điều tra, xử lí và đề xuất hướng hoàn thiện đối với việc điều tra, xử lí đối với vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế.

3 Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường trong hoạt động đại lý thương mại / Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Lê Thanh Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.84 - 94 .- 346.066

Đại lý thương mại là một trong những hoạt động trung gian thương mại được sử dụng ngày càng phổ biến trong nền kinh tế. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi áp dụng hoạt động đại lý, bên giao đại lý và bên đại lý phải ký kết hợp đồng. Tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng là một trong những đặc điểm đặc thù của hợp đồng đại lý thương mại. Trong nhiều trường hợp, bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận với nhau một điều khoản nhằm ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường để bảo vệ vị thế của mình, đồng thời loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Theo pháp luật cạnh tranh, điều khoản này chứa đựng hành vi có thể có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh và cần được ngăn cấm. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích các quy định của pháp luật canh tranh điều chỉnh hành vi ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường trong hoạt động đại lý thương mại và đưa ra các khuyến nghị.

4 Nhận diện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong Luật cạnh tranh năm 2018 / Nguyễn Hoàn Hảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.51 - 57 .- 343.597 08

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là một trong ba hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, các hành vi vi phạm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh ngày càng tinh vi; việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Vì vậy, để phát hiện và điều tra, xử lý đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong thời gian tới cần có những chính sách hiệu quả hơn, đảm bảo tính phong ngừa và răn đen mạnh mẽ.

5 Phạm vi điều chỉnh trong pháp luật cạnh tranh: qui định của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế / Lê Văn Tranh // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.62 - 74 .- 343.597

Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Cạnh tranh. Muốn vậy, Luật Cạnh tranh phải kiểm soát được các hành vi phản cạnh tranh, tiềm ẩn rủi ro, gây phương hại đến thị trường cho dù hành vi đó được thực hiện ở đâu. Bài viết làm rõ phạm vi điều chỉnh trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam; liên hệ quy định quốc tế về vấn đề này cũng như bình luận về tính khả thi của quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh trong Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Qua đó, bài viết khẳng định việc áp dụng pháp luật cạnh tranh bên ngoài lãnh thổ để bảo vệ cạnh tranh trong nước là tương đối phổ biến trong pháp luật Cạnh tranh hiện nay; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo lập hành lang pháp lí, nguồn lực, sự quyết tâm, tính chuyên nghiệp cũng như mối quan hệ, hỗ trợ giữa các cơ quan cạnh tranh để thực hiện hóa qui định này.

6 Học thuyết điều kiện thiết yếu và nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật cạnh tranh / Bùi Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 20 – 28 .- 340

Độc quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu được quyết định chuyển giao hay không chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bắt buộc chủ sở hữu phải chuyển giao nếu chứng minh được quyền sở hữu trí tuệ đó là điều kiện thiết yếu. Nguyên tắc đó được xây dựng dựa trên Học thuyết điều kiện thiết yếu.

7 Góp ý dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) về chính sách khoan hồng / Võ Ngọc Duy, Tô Hồng Dung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 67-77 .- 340

Phân tích, đánh giá các quy định về chính sách khoan hồng trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và có sự so sánh với pháp luật của Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra một số kiến nghị.

8 Góp ý hoàn thiện các quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) / Võ Thị Thanh Linh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 78-84 .- 340

Phân tích, đánh giá một số bất cập trong các quy định của dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, từ đó đưa ra một số ý kiến góp ý hoàn thiện.

9 Vấn đề miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: một vài góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cạnh tranh / Trần Thăng Long, Phạm Hoài Huấn // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 11 (355) .- Tr. 46-55, 64 .- 340

Giới thiệu các nguyên tắc áp dụng miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu, qua đó góp ý hoàn thiện các nội dung có liên quan trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi).