CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hợp tác quốc tế

  • Duyệt theo:
11 Mục tiêu của Mỹ trong sáng kiến hợp tác tiểu đa phương tứ giác Tây Á –I2U2 / Phan Cao Nhật Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 3(300) .- Tr. 27-46 .- 327

Nghiên cứu về mục tiêu của Mỹ trong sáng kiến hợp tác tiểu đa phương tứ giác Tây Á –I2U2. Hợp tác tiểu đa phương là xu hướng mới nổi trong giai đoạn hiện nay nhằm giải quyết các vấn đề đang trở nên đa dạng và phức tạp hơn trong khu vực.

12 Hợp tác trên biển của ASEAN – vai trò, thách thức và giải pháp / Trần Thắng Long // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 05(165) - Tháng 05 .- Tr. 80-92 .- 340

Hợp tác quốc tế trên biển là một trong những nội dung hợp tác quan trọng trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là hướng hợp tác chính trong tiến trình hội nhập hưởng đến Cộng đồng ASEAN. Hợp tác trên biển bao gồm nhiều vấn đề hợp tác cụ thể, bảo gồm kết nối hàng hải, an ninh và an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, an toàn và an ninh của các hệ thống thông tin liên lạc trên biển, quản lý và bảo vệ hệ sinh thái hàng hải, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản và du lịch sinh thái. Với vị trí địa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, an ninh, quốc phòng, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN có tác động không nhỏ đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, hợp tác trên biển của ASEAN đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN với những cường quốc trong khu vực và trên thế giới, nỗ lực tìm đến sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích chung của khu vực và hạn chế về mặt thể chế và cơ chế giám sát thực thi những cam kết của các quốc gia thành viên. Bài viết nghiên cứu vai trò và phân tích những thách thức pháp lý tác động đến hợp tác trên biển của ASEAN, từ đó thảo luận về những giải pháp nhằm tháo gỡ các thách thức và thúc đẩy hợp tác trên biển của ASEAN một cách hiệu quả.

13 Ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4(266) .- Tr. 3-12 .- 327

Tập trung phân tích những kết quả đạt được, đồng thời xác định những hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với bộ đôi đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXI.

14 Hợp tác Ấn Độ - Asean trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh trong thập niên thứ hai thế kỷ XXI / Nguyễn Đức Toàn. Lê Văm Hân // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 4(125) .- Tr. 35-42 .- 327

Tập trung làm rõ các kênh đối thoại hợp tác quốc phòng – an nình song phương cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc phòng – an ninh giữa Ấn Độ với nước Asean.

15 Hợp tác giữa EU – Châu Phi về ứng phó biến đổi khí hậu và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lê Vân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 10 (206) .- Tr. 53-58 .- 327

Nghiên cứu và làm rõ một số biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu tại Châu Phi và sự cần thiết hợp tác giữa EU và châu Phi trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là làm rõ sự thiết lập cơ chế hợp tác, hình thức và công cụ hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu giữa EU và châu Phi. Qua đó, đưa ra một số hàm ý chính sách hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay

16 Hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục nghề nghiệp ở công hòa dân chủ nhân dân Lào / Lê Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 2 (275) .- .- 327

Phân tích thực trạng hợp tác quốc tế giữa Lào và một số nước phát triển giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó nêu lên những hàm ý cho Việt Nam trong hợp tác với Lào về giáo dục nghề nghiệp thời gian tới.

17 Nhìn lại chặng đường gần một thế kỷ quan hệ truyền thống Hữu Nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1930-2022) / Lê Đình Chính // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(130) .- Tr. 7-24 .- 327

Trình bày mối quan hệ truyền thống Hữu Nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1930-2022), đây là mối quan hệ không chỉ góp phần làm nên những thắng lợi chung, mở ra kỷ nguyên của độc lập, tự do mà còn tiếp tục đưa hai nước bước vào giai đoạn mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng hợp tác, phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

18 Hợp tác Hàn Quốc – Asean trong thế kỷ XXI và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 3-10 .- 327

Phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc – Asean hiện nay, trên cơ sở đó bước đầu rút ra những hàm ý chính sách Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.

19 Hợp tác đào tạo - giáo dục giữa Việt Nam và Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI / Nguyễn Hữu Phúc // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11(272) .- Tr. 57-66 .- 327

Những nhân tố tác động đến sự hợp tác đào tạo - giáo dục Việt Nam - Thái Lan trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI; Một số thành tựu trong hợp tác đào tạo giáo dục Việt Nam - Thái Lan trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI; Một số hợp tác giáo dục giữa Đại học Huế với các trường Cao đẳng trên tỉnh Thừa Thiên Huế với các trường Đại học của Thái Lan; Một vài gợi ý hợp tác trong thời gian tới.

20 Giải pháp phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào / Đỗ Đức Quân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 622 .- .- 382

Hợp tác quốc tế đặc biệt là mối quan hệ song phương Việt Nam – Lào đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây hai nước luôn chú trọng