CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chiến lược--Đối ngoại

  • Duyệt theo:
1 Không gian chiến lược Việt Nam – Lào trong bối cảnh mới / Trương Duy Hòa // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 4(277) .- Tr. 47-57 .- 327

Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để luận giải vấn đề theo hướng tiếp cận địa chính trị, địa chiến lược dưới góc nhìn lịch sử và quan hệ nhằm đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu.

2 Trung Quốc điều chỉnh chiến lược đối ngoại từ sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII và những tác động đến hình ảnh quốc gia / Đào Ngọc Báu, Phan Duy Quang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 11 (255) .- Tr. 30-41 .- 327

Phân tích sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc và những tác động tích cực và tiêu cực đến hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời đưa ra dự báo về những điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc thời gian tới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

3 Chiến lược Made in China 2025 của Trung Quốc – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Nhật Thu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 23-32 .- 327

Giới thiệu khái quát về chiến lược công nghiệp Made in China 2025 (MIC 2025) của Trung Quốc, các lĩnh vực chủ chốt và lộ trình thực hiện, đồng thời đưa ra đánh giá về khả năng thành công của MIC 2025 dựa trên phân tích hệ thống các chính sách, kế hoạch, sang kiến cấp Quốc gia bổ trợ cho MIC 2025 mà Trung Quốc đang thực hiện. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi Trung Quốc triển khai MIC 2025.

4 Nhân tố Trung Quốc trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của tổng thống Mỹ Donald Trump / Văn Ngọc Thành, Trần Ngọc Dũng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 3-12 .- 327

Đề cập đến nhân tố Trung Quốc trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Donal Trump với nhận định rằng, đây là nhân tố có tính then chốt thúc đẩy những hoạt động của Mỹ trong một khu vực rộng lớn.

5 Hoạch định chiến lược đối ngoại : lý thuyết, thực tiễn và hàm ý nghiên cứu cho Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế sâu rộng / Võ Thị Thu Ngân, Lê Đình Tĩnh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 15-46 .- 327

Tập trung phân tích một số khía cạnh lý thuyết, tìm kiếm một mô hình đơn giản và hy vọng có hiệu quả cho việc hoạch định chiến lược đối ngoại, liên hệ với thực tiễn, từ đó đưa ra một số hàm ý về mặt nghiên cứu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược đối ngoại mới trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế sâu rộng.

6 Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc và tác động đối với quan hệ Việt - Trung / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 29 - 40 .- 327

Phân tích những lần điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung Quốc (về đại thể diễn ra theo từng thập niên, từ 1950 – tới nay) và tác đọng của các lần điều chỉnh đó, góp phần đi sâu nghiên cứu quan hệ Việt - Trung.

7 Khái luận về chiến lược đối ngoại / Lê Đình Tĩnh, Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 199 - 224 .- 327

Mặc dù có các nội dung tương tự như chính sách nhưng chiến lược được đặt ở một tầm mức cao hơn và nhằm hướng tới những mục tiêu lớn hơn và hệ trọng hơn trên ba tiêu chí về thời gian, không gian và mức độ.

8 Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp: Nội hàm và nguyên nhân / ThS. Nguyễn Thị Lan Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 03 (114) .- Tr. 83-104 .- 327

Tìm hiểu quá trình hình thành chính sách châu Á và những lý do thúc đẩy một quốc gia cách xa châu Á như Pháp quan tâm trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

9 Sự hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng và những tác động tới ASEAN / Lò Thị Phương Nhung, Nguyễn Đức Hùng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 39-46 .- 327

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở với những ý tưởng ban đầu dựa trên bốn trụ cột là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và trùm lên đó là tầm nhìn về một khu vực tự do, rộng mở. Cho tới nay, chiến lược này vẫn đang ở giai đoạn hình thành rõ nét. Bài viết sẽ phân tích về sự hình thành của chiến lược và có đánh giá bước đầu về tác động của chiến lược này tới khu vực ASEAN.

10 Việt Nam trong cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây: Cơ hội và thách thức / Hoàng Thị Minh Hoa, Dương Thị Thúy Hiền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 54-60 .- 327

Khái quát sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn ở Đông Nam Á, nhu cầu tăng cường quan hệ với Việt Nam của các nước này những năm gần đây cũng như đối sách, cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự gia tăng cạnh tranh chiến lược lớn tại khu vực.