CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dân tộc--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Kinh nghiệm về thời tiết và trồng trọt trong tục ngữ của dân tộc Kinh và dân tộc Thái / Hà Thị Quế Hương // .- 2023 .- Số 9 (395) .- Tr. 59-70 .- 400

Tìm hiểu về một số kinh nghiệm về thời tiết và trồng trọt trong tục ngữ của dân tộc Kinh và dân tộc Thái. Sau đó đi vào phân tích, miêu tả chúng về mặt ngữ nghĩa để thấy được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của hai dân tộc này.

2 Diện mạo và đặc diểm câu đố dân tộc Tày ở Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Thu, Cao Thị Lan Anh // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 4(614) .- Tr. 14-21 .- 800.01

Trên cơ sở khảo cứu tập hợp câu đố Tày đã được ghi chép, biên soạn kết hợp với một số tư liệu sưu tầm trong đời sống, bài viết phân tích, làm rõ diện mạo, đặc điểm đề tài, nội dung, nghệ thuật và môi trường diễn xướng của câu đố Tày, góp phần khẳng định giá trị, nét đặc sắc và đời sống lưu truyền sinh động của thể loại câu đố nói riêng và kho tàng văn học dân gian dân tộc Tày nói chung.

3 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019 / Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 194-200 .- 610

Phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019. Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề lớn ở các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy mô hình tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi học đường đang có chiều hướng phát triển tương tự mô hình dinh dưỡng của trẻ ở các thành phố lớn, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao trong khi tỷ lệ thừa cân - béo phì ngày càng tăng và đáng báo động. Hình thái phân hóa này vẫn cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng đối với mô hình bệnh tật. Do đó, rất cần sự can thiệp kịp thời của gia đình, thầy cô giáo, nhà trường cũng như các ngành liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường.

4 Dấu ấn văn hóa biển rong đời sống và tín ngưỡng của người Chăm / Cao Thị Hảo // .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 79-84 .- 395

Tìm hiểu văn hóa biển được thể hiện qua đời sống và tín ngưỡng của người Chăm. Từ đó, chỉ ra những đặc điểm nhân chủng văn hóa của cư dân Chăm và những dóng góp mới của ngôn ngữ Chăm khi phản ánh văn hóa biển.

5 Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ dân tộc Dao ở Bắc Kạn / Nguyễn Thị Minh Thư // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 68-72 .- 395

Khám phá những dấu ấn văn hóa tộc người qua việc phân tích các nội dung trong kho tục ngữ mà người Dao Bắc Kạn còn truyền lại cho đến ngày nay.

6 Dòng học của người Tày ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thùy Dương // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 82-89 .- 392.09597

Dòng học lá khái niệm chỉ những người được sinh từ cùng một thủy tổ, có quan hệ hyết thống. Do vậy, quy ước trở thành sợi dây vô hình, nhưng bền chặt cố kết mọi thành viên trong dòng họ với nhau.

7 Vài nét về bản hương ước của người Dao ở tỉnh Bắc Kạn năm 1932 / PGS.TS. Đàm Thị Uyên, TS. Đỗ Hằng Nga // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 52 - 59 .- 346

Giới thiệu và khảo cứu văn bản hương ước của “người Mán”, tức người Dao, đồng thời còn tiếp cận một số hương ước của người Tày, người Nùng và hương ước của vùng trung du cùng thời điểm xuất hiện.

8 Nghiên cứu phát triển dược liệu actisô trong cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo mô hình liên hết “4 Nhà" / // Dược học .- 2018 .- Số 8 (Số 508 năm 58) .- Tr. 25-31, 36 .- 615

Đánh giá thành quả đạt được của mô hình liên kết “4 Nhà”, khả năng mở rộng và tính bền vững trong mô hình liên kết phát triển dược liệu actisô trong cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới.