CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hoạt động ngân hàng

  • Duyệt theo:
1 Dự báo hoạt động ngân hàng bằng thuật toán rừng ngẫu nhiên / Đỗ Quang Hưng // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 64-78 .- 332.12

Mục tiêu của nghiên cứu này là dự báo hoạt động của ngân hàng dựa trên kỹ thuật trí tuệ nhân tạo thuật toán rừng ngẫu nhiên (Random Forest - RF). Để chứng minh tính hiệu quả của mô hình dự báo dựa trên RF, các mô hình dự báo khác được dựa trên ba kỹ thuật trí tuệ nhân tạo khác là mạng nơ ron truyền thẳng nhiều lớp (ANN-MLP), mạng hàm cơ sở bán kính (RBF) và hồi quy tuyến tính (MLR) cũng được phát triển. Dữ liệu được sử dụng trong xây dưng mô hình gồm 405 mẫu được thu thập từ 45 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2022. Các chỉ số đầu ra dự báo bao gồm tổng các khoản vay và tổng tiền gửi huy động. Kết quả thực nghiệm và các chỉ số đánh giá mô hình xác định mô hình dự báo dựa trên kỹ thuật RF cho độ chính xác cao nhất.

2 Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện / Trần Linh Huân, Trần Thị Thảo, Phạm Thị Hồng Tâm, Đỗ Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 15-21 .- 658

Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề về nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đánh giá sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một số định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

3 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển an toàn, bền vững các ngân hàng thương mại Nhà nước / Nguyễn Thành Hưng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 36-44 .- 332.12

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp CAMELS để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh - tài chính và rủi ro của 04 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn có vốn nhà nước (NHTM Nhà nước), bao gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trong năm 2022. Đây là các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn đến hệ thống NHM, thị trường tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Qua phân tích cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về quy mô tài sản, lợi nhuận; các tỉ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời được cải thiện nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Từ đó, tác giả nêu một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển an toàn, bền vững các NHTM Nhà nước, góp phần ổn định hệ thống NHTM và thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới.

4 Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng / Đào Thị Thanh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 31 - 33 .- 332.04

Trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian qua. Ngày càng có nhiều tổ chức gia tăng đầu tư để nghiên cứu, khám phá và áp dụng công nghệ AI một cách hiệu quả. Đối với ngành ngân hàng, việc tích hợp AI vào hoạt động là xu hướng tất yếu. Các hệ thống được hỗ trợ bởi Al đã cải thiện đáng kể các hoạt động và gia tăng giá trị cho ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung xem xét những ứng dụng của AI trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng phân tích tương lai của công nghệ AI đổi với hoạt động ngân hàng.

5 Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí : thực trạng và một số khuyến nghị hoàn thiện / Phạm Thị Hồng Tâm, Trần Linh Huân, Trần Thị Thảo // Ngân hàng .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 22-28 .- 332.12

Bài viết tập trung khái quát các vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng; phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật điều chỉnh về cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lí.

6 Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19 / Trịnh Thị Lạc // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 13(598) .- Tr. 28-35,48 .- 332.12

Bài viết nêu ra những thách thức và triển vọng đối với ngành ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp các ngân hàng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh trong thời gian tới nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch.

7 Vai trò của kiểm tra sức chịu đựng trong hoạt động quản lý ngân hàng / // Ngân hàng .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 18-28 .- 332.12

Bài viết tập trung đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sức chịu đựng tại Vietcombank, làm rõ các thuận lợi, thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra sức chịu đựng trong quản lý ngân hàng tại Việt Nam.

8 Bàn về quy định cung cấp thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng cho cơ quan thuế / TS. Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2021 .- Số 13 .- Tr. 23-27 .- 332.04

Bài viết đề cập đến cơ sở lý luận của việc cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng cho cơ quan thuế, xem xét lại giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ này, đưa ra một vài khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền được bảo mật thông tin khách hàng, quyền của người nộp thuế trong sự hài hòa với nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng cho cơ quan thuế

9 Tác động của đại dịch Covid-19 và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động ngân hàng / Hà Thị Tuyết Minh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 21-25 .- 332.12

Đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực và những "điểm sáng" trong hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy "điểm sáng", hạn chế "điểm tối", giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hooig và phát triển nền kinh tế.

10 Phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Ấn Độ và Việt Nam / Đặng Thu Thủy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 9-19 .- 330

Đề cập đến hoạt động ngân hàng xanh tại hai quốc gia Ấn Độ và Việt Nam thông qua việc đánh giá và so sánh trên từng hoạt động cụ thể. Phát triển ngân hàng xanh chính là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dần sang mô hình tăng trưởng xanh.