CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính trị Thế giới

  • Duyệt theo:
11 Nước Nga trong "kỷ nguyên Putin": những thành tựu và vấn đề còn tồn tại / Hà Mỹ Hương // Lý luận chính trị .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 90-96 .- 320

"Kỷ nguyên Putin" khởi đầu từ ngày 31-12-1999, khi thủ tướng V.Putin nước chân vào Điện Kremlin để điều hành đất nước đến nay. Việc đắc cử Tổng thống Liên bang Nga trong cuộc bầu cử ngày 18-3-2018 với số phiếu tín nhiệm cao nhất trong tất cả các kỳ bầu cử tổng thống Nga đã cho ông Putin thêm 6 năm chèo lái con tàu Nga, nghĩa là tới năm 2024, nước Nga sẽ tròn 1/4 thế kỷ sống trong "kỷ nguyên Putin". Trong 18 năm qua, nước Nga đã đạt được nhiều thành tựu, song còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

12 Vai trò của Nhà nước và sự tham gia của người dân trong phong trào làng mới ở Hàn Quốc / Nguyễn Trọng Bình // .- 2018 .- Tr. 97-104 .- 320.9

Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc được bắt đầu vào thập niên 70 thế kỷ XX đã làm thay đổi một cách cơ bản đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở nông thôn Hàn Quốc. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện đúng vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và phát huy đầy đủ tính tự chủ cùng sự tham gia cảu người dân là một nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của phong trào này. Bài viết phân tích vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và sự tham gia cảu người dân trong Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc.

13 Địa chính trị Ukraina và cạnh tranh giữa hai đầu chiến lược / NCS. Phan Thị Thu Dung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 7 (214) .- Tr. 14-22. .- 327

Địa chính trị Ukraina là một minh chứng thực tế điển hình trong đời sống chính trị hiện đại. Ở đó, thế giới chứng kiến sự giành giật gay gắt trong trò chơi vương quyền giữa hai đầu chiến lược là Mỹ và Nga mà tâm điểm là Ukraina. Vậy xoay quanh vấn đề này, “Những bài học lớn từ một nước nhỏ” là gì khi bị cuốn vào vòng xoáy chính trị cường quyền?

14 Tình hình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách của Nga trong khu vực này / TS. Kokarev K.A. // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 4 (163)/2014 .- Tr. 24-27. .- 335.4

Trình bày các vấn đề: Vai trò và tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên khía cạnh kinh tế và an ninh; Trung tâm kinh tế toàn cầu đã chuyển về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, do đó rất khó điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong điều kiện thay đổi hiện nay; Sự cần thiết một cơ chế đảm bảo an ninh khu vực; Việc Trung Quốc và Mỹ đang ganh đua vì vai trò dẫn đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ không thể tự mình xác định trật tự thế giới hay trật tự khu vực; Nguy cơ xung đột vũ trang trong Đại Đông Á; Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa phương năng động và linh hoạt; Nga hướng tới thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

15 Liên bang Nga và Nhật Bản trong cục diện chính trị Đông Á giai đoạn 1991-2011 / ThS. Trần Bách Hiếu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 2 (161)/2014 .- Tr. 60-69. .- 327

Nga, Nhật vốn là hai quốc gia đứng trên hai chiến tuyến đối đầu nhau trong Chiến tranh Lạnh. Sau Chiến tranh Lạnh, dù còn nhiều mâu thuẫn nhưng hai nước đã có nhiều nỗ lực để cải thiện quan hệ song phương. Ở khu vực Đông Á, vị thế của Nga và Nhật là không thể phủ nhận: Nga kế thừa địa vị của Liên Xô trong các quan hệ quốc tế, có vai trò quan trọng đối với các vấn đề an ninh, phát triển ở khu vực này; còn Nhật Bản trong thập niên cuối thế kỷ XX đã góp phần không nhỏ hình thành nên cục diện chính trị Đông Á. Bài viết nhìn nhận, đánh giá vị thế của hai nước trong cục diện chính trị Đông Á giai đoạn 1991-2011.