CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sản phụ khoa

  • Duyệt theo:
1 So sánh tác dụng của levobupivacain và bupivacain trong gây tê tủy sống mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2021 / Vũ Đình Lượng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 161-169 .- 618

Nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh tác dụng của levobupivacain và bupivacain trong gây tê tủy sống mổ lấy thai. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn có đối chứng trên 120 sản phụ; bốc thăm chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm B và nhóm L lần lượt nhận 8mg bupivacain phối hợp 30mcg fentanyl và 8mg levobupivacain phối hợp 30mcg fentanyl.

2 Tỷ lệ rách bàng quang ở người bệnh phẫu thuật mổ lấy thai có rau cài răng lược và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội / Vũ Văn Du, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Ngọc Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 67-74 .- 610

Nghiên cứu biến chứng rách bàng quang ở người bệnh phẫu thuật mổ lấy thai có rau cài răng lược với mục tiêu xác định tỷ lệ rách bàng quang và tìm một số yếu tố liên quan đến rách bàng quang ở người bệnh phẫu thuật mổ lấy thai có rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang ở 93 người bệnh được phẫu thuật mổ lấy thai đã được chẩn đoán xác định rau cài răng lược.

3 Tình hình sản phụ sinh trẻ nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2016-2017 / Ngũ Quốc Vĩ, Võ Lê Thúy Uyên // .- 2018 .- Số 15 .- Tr. 110-117 .- 610

Xác định tỷ lệ sản phụ sinh trẻ nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2016-2017. Kết quả nghiên cứu trên 340 sản phụ cho thấy tỷ lệ mẹ sinh con nhẹ cân là 7,6%. Các yếu tố liên quan đến sinh trẻ nhẹ cân của bà mẹ là học vấn thấp, tiền căn nạo phá thai, tiền sử sinh con nhẹ cân, khám thai không đúng, tiếp xúc khói thuốc lá và chế độ chăm sóc tha isarn trước và trong thai kỳ của thai phụ.

4 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa Sản, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016 / Dương Mỹ Linh, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Quyên // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2018 .- Số 13+14 .- Tr. 75-81 .- 610

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật u xơ tử cung trên 107 bệnh nhân tại khoa Sản, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau hạ vị. U xơ tử cung kèm theo thiếu máu chiếm 38,3 phần trăm. 100 phần trăm trường hợp được mổ hở, trong đó bóc u xơ 20,6 phần trăm. Tỷ lệ thành công 94,4 phần trăm, biến chứng sau mổ 5,6 phần trăm.

5 Một số yếu tố liên quan đến thời gian gây chuyển dạ ở tuổi thai 22-28 tuần được đình chỉ thai nghén sử dụng phương pháp đặt sonde Foley gây chuyển dạ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương / Vũ Văn Du, Nông Hồng Hà, Lê Thị Xuân Mai // .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 125-129 .- 610

Một số yếu tố liên quan đến thời gian gây chuyển dạ ở tuổi thai 22-28 tuần được đình chỉ thai nghén sử dụng phương pháp đặt sonde Foley gây chuyển dạ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả cho thấy 86,5% thai phụ đều nằm trong độ tuổi sinh đẻ, 31,5% thai phụ ở Hà Nội, 40,5% thai phụ có nghề nghiệp là cán bộ, công chức, 79,3% thai phụ chưa nạo hút thai bao giờ. Thời gian từ khi khởi phát chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở hết bằng đặt bóng ở nhóm đặt misoprostol đơn thuần ngắn hơn nhóm chỉ truyền oxytoxin và nhóm vừa đặt vừa truyền.

6 Nghiên cứu sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng của tiền sản giật nặng sau mổ lấy thai / Nguyễn Đức Lam // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 101-105 .- 610

Bài viết nghiên cứu sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của tiền sản giật nặng sau mổ lấy thai. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh 180 bệnh nhân, được chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 được gây mê nội khí quản, nhóm 2 gây tê tủy sống và nhóm 3 gây tê tủy sống ngoài màng cứng phối hợp. Kết quả cho thấy ở cả 3 nhóm, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật giảm nhanh sau mổ lấy thai, có giảm albumin máu, số lượng tiểu cầu và tỷ lệ prothrombin so với trước mổ.

7 Hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt acid forlic ở phụ nữ mang thai đối với tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ / Nguyễn Đình Lâm, Hà Hữu Tùng // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 144-146 .- 610

Bài viết đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất với sắt - acid forlic trên 202 phụ nữ mang thai đối với tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ. Kết quả cho thấy việc bổ sung đa vi chất cho phụ nữ mang thai đã cải thiện được tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn bổ sung sắt - acid forlic. Thời gian bú mẹ trung bình lần đầu ở nhóm đa vi chất sớm hơn nhóm sắt - acid forlic. Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn 6 tuần đầu ở nhóm đa vi chất chiếm 34,4% cao hơn ở nhóm sắt - acid forlic (18,2%). Tỷ lệ mẹ có đủ sữa khi trẻ 6 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất là 83%, cao hơn nhóm sắt - acid forlic (79%). Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ 6 tháng tuổi ở nhóm đa vi chất là 25,6%, cao hơn nhóm sắt - acid forlic (15,3%).

8 Đặc điểm u xơ tử cung trên sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố liên quan đến kết quả thai nghén / Vũ Văn Du // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 206-209 .- 616

Mô tả đặc điểm u xơ tử cung trên sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố liên quan đến kết quả thai nghén. Nghiên cứu cho thấy có 74,9 phần trăm phụ nữ phát hiện ra u xơ tử cung trong thai kỳ, kích thước khối u dưới 10cm chiếm tỷ lệ 86 phần trăm. Thai phụ có 1 u xơ chiếm tỷ lệ 78,7 phần trăm. Thai phụ có u xơ trên 10cm có nguy cơ sinh non cao gấp 2,6 lần thai phụ có u xơ dưới 10cm.

10 Nhận xét tình trạng thiếu máu khi mang thai và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau đẻ nằm tại Khoa Sản Thường – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương / Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Hà Bảo Vân // Y học thực hành .- 2017 .- Số 07 (1050) .- Tr. 22-25 .- 610

Nhận xét tình trạng thiếu máu khi mang thai của sản phụ sau đẻ nằm tại Khoa Sản Thường – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu khi mang thai.