CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hóa học

  • Duyệt theo:
1 Tổng hợp nano đồng trên thủy tinh Aluminosilicate / Nguyễn Thị Thái An, Nguyễn Hạ Vi, Nguyễn Minh Tâm // .- 2023 .- Số 02 (57) - Tháng 4 .- Tr. 90-95 .- 540

So sánh kết quả nhiễu xạ tia X và ảnh SEM của mẫu trước và sau khi ủ nhiệt đã cho thấy Cu nano hình thành trên bề mặt thủy tinh với kích thước vào khoảng 50-60 nm. Bên cạnh đó, hiệu ứng tăng cường tán xạ Raman bề mặt (SERS) đã được quan sát thấy đối với mẫu thủy tinh hình thành nano Cu.

2 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu khung cơ kim MIL-101 (Cr) và ứng dụng trong hấp phụ khí CO / Nguyễn Thị Thu, Trần Ngọ, Nguyễn Thị Hiệp, Trần Nguyên Tiến // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 31-38 .- 540

Tổng hợp các tinh thể MIL-101 (Cr) từ muối Cr(III) nitrate và axit terephthalic (H2BDC) với sự có mặt của N,N dimethylformamide (DMF) ở nhiệt độ cao. Các mẫu vật liệu sau khi tổng hợp được khảo sát bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm XRD, SEM, BET và TGA. Sau đó, MIL-101 (Cr) được đánh giá khả năng hấp phụ CO tại các nhiệt độ khác nhau 288K, 298K, 308K, 318K.

3 Nghiên cứu một số đặc tính vật liệu màng lọc chế tạo từ cellulose acetate và polyguanidine / Nguyễn Thị Minh Châu, Lưu Thị Huệ, Ngô Hồng Ánh Thu, Trần Thị Dung // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 05-10 .- 540

Trong nghiên cứu này, màng lọc được chế tạo từ các vật liệu cellulose acetate (CA) ưa nước và polyhexamethylene guanidine hydrochloride (PHMG) kháng khuẩn bằng phương pháp đảo pha nhằm tăng cường tính năng tách lọc và khả năng kháng tắc. Ảnh hưởng của các điều kiện chế tạo đến đặc tính cấu trúc và tính năng tách lọc của màng đã được khảo sát và đánh giá. Kết quả thực nghiệm cho thấy, màng lọc CA chế tạo bằng phương pháp đảo pha có cấu trúc bất đối xứng với lớp bề mặt chặt sít ở trên lớp đỡ xốp. Nồng độ CA trong dung dịch tạo màng có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc và tính năng lọc tách của màng. Khi nồng độ CA tăng từ 12,2 đến 18,2%, ở áp suất lọc 5 bar, năng suất lọc trung bình của màng giảm dần từ 46,47 xuống 38,72 l/m2h do lớp bề mặt của màng hình thành dày hơn. So với màng CA thuần, màng CA/PHMG có năng suất lọc trung bình cao hơn đến 1,6 lần, mức độ tắc màng thấp hơn và khả năng kháng tắc tốt hơn rõ rệt.

4 Từ tính nửa kim loại của triazine g-C4N3 và g-C3N4 biến tính với H, Li và nguyên tố nhóm 2p / Phạm Nam Phong // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 6(Tập 64) .- Tr. 1-6 .- 570

Trình bày nghiên cứu dựa trên tính toán phiếm hàm mật độ (DFT) về cấu trúc điện tử và trật tự từ của g-C4N3 và vật liệu gần gũi của nó là triazine g-C3N4 được biến tính với H, Li và nguyên tố nhóm 2p. Cacbon nitơ dạng graphit g-C4N3 từ khi được thực nghiệm phát hiện, đăc biệt được coi là một vật liệu đơn lớp với tính chất sắt từ nửa kim loại, đã được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực spintronics (điện tử học spin). Trước tiên, tính chất sắt từ nửa kim loại của g-C4N3 được làm sáng tỏ, nhấn mạnh mômen từ spin định xứ bởi các điện tử N-sp2pyridine. Tiếp đó, các lược đồ khác nhau được đề xuất để biến đổi cấu trúc những vật liệu này nhằm thu được từ tính linh động, hướng tới ứng dụng tiềm năng hơn nữa trong spintronics. Vấn đề then chốt nằm ở tính chất hóa học của H, Li và những nguyên tố nhóm 2p khác tại vị trí N hay C gCN và nút khuyết của mạng tinh thể.

5 Nghiên cứu florua hóa dysprozi oxit bằng tác nhân amoni biflorua điều chế muối dysprozi florua / // .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 9-13 .- 572

Trình bày nghiên cứu florua hóa dysprozi oxit bằng tác nhân amoni biflorua điều chế muối dysprozi florua. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ phản ứng đến sự hình thành của muối florua đã được nghiên cứu. Thành phần pha và cấu trúc tinh thể của các sản phẩm thu được sau quá trình điều chế được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD). Phương pháp phân tích nhiệt được áp dụng để xác định dải nhiệt độ nghiên cứu. Hình thái học và thành phần các nguyên tố hóa học của các mẫu thí nghiệm được xác định bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ nhiễu xạ năng lượng (EDS).

6 Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của ZnO biến tính bằng Mn phương pháp sốc nhiệt / / Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Phương Huỳnh, Nguyễn Thế Luân, Phạm Nguyễn Hữu Thịnh // Khoa học & Đào tạo .- 2020 .- 02 .- Tr. 39-46 .- 660

Trong nghiên cứu này phương pháp sốc nhiệt được sử dụng để biến tính vật liệu quang xúc tác bằng nhân Mn. Các tính chất của xúc tác sau khi biến tính được đánh giá bằng phương pháp xạ tia. Kết quả cho thấy biến tính thành công Mn vào trong cấu trúc của vật liệu ZnO ban đầu. Biến tính không ảnh hưởng đến kích thước và hình thái.

8 Nghiên cứu tổng hợp natri alendronat / // Dược học .- 2017 .- Số 03 (Số 491 năm 57) .- Tr. 48-51 .- 615

Nghiên cứu tổng hợp natri alendronat qua hai giai đoạn trong một bình phản ứng đi từ nguyên liệu đầu với acid 4-aminobutyric với hiệu suất thu được natri alendronat đạt tiêu chuẩn dược dụng làm thuốc điều trị bệnh loãng xương.

9 Cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hệ mẫu băng La1+xF10,5-xCoSi1,5 / // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 4(2) tháng 2 .- .- 540

Trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ La và chế độ ủ nhiệt lên cấu trúc, tính chất từ và hiệu ứng từ nhiệt của hệ mẫu La1+xF10,5-xCoSi1,5 (x=0; 0,5; 1 và 1,5) được chế tạo bằng phương pháp nguội nhanh.