CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Động cơ làm việc

  • Duyệt theo:
1 Tác động của chính sách đến tạo việc làm tại chỗ bền vững cho lao động nông thôn tại thành phố Hà Nội / Doãn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Vân Anh, Hoàng Thanh Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 302 .- Tr. 43-52 .- 658

Nghiên cứu xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và khảo sát ý kiến của những người trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách. Từ dữ liệu sơ cấp thu thập được, nhóm nghiên cứu phân tích tác động của chính sách với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Số liệu kiểm định được tái khẳng định bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tạo việc làm và xúc tiến việc làm tại chỗ có tác động mạnh nhất, tiếp đến là chính sách tăng cường đối thoại với lao động nông thôn và cuối cùng là chính sách thực thi hỗ trợ và bảo trợ xã hội. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường tạo việc làm tại chỗ bền vững cho lao động nông thôn tại thành phố Hà Nội.

2 Ứng dụng OKR tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần CNG Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Ngân, Hoàng Trung Quân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 13-15 .- 658

Người lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp, chất lượng đội ngũ người lao động quyết định sự phát triển hay thụt lùi của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác tạo động lực cho người lao động rất quan trọng, góp thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ nghiệp vụ và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn. Mô hình OKR (Objectives and Key Results) là một mô hình quản trị doanh nghiệp theo Mục tiêu và Kết quả, do vậy nó khá phù hợp trong việc đánh giá sự đóng góp của người lao động vào kết quả của doanh nghiệp. Bài báo đề xuất ứng dụng OKR để đánh giá sự đóng góp của người lao động tại công ty Cổ phần CNG Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy tạo động lực cho người lao động làm việc hăng say, sáng tạo hon giúp cho công ty Cổ phần CNG phát triển bền vững và trường tồn.

3 Tác động của căng thẳng nơi làm việc đến cảm xúc lao động và định hướng khách hàng : một nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam / Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 147 .- Tr. 53-61 .- 658

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc (căng thẳng liên quan đến khách hàng - CRS; căng thẳng liên đến môi trường làm việc - WERS; và căng thẳng liên quan đến công việc - JRS) lên định hướng khách hàng (CO) thông qua biến trung gian là cảm xúc tiêu cực (NA) và cạn kiệt cảm xúc (EE) của các nhân viên phục vụ tuyến đầu trong ngành khách sạn. Nghiên cứu chính thức được tiến hành thông qua khảo sát nhân viên lễ tân tại các khách sạn ở thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy cả 3 yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc có tác động cùng chiều lên cảm xúc tiêu cực, đồng thời cảm xúc tiêu cực cũng có tác động cùng chiều đến cạn kiệt cảm xúc, cuối cùng cạn kiệt cảm xúc có tác động tiêu cực đến định hướng khách hàng. Dựa trên các kết quả này, tác giả đã nêu lên các hàm ý quản trị trong lĩnh vực khách sạn và các hướng nghiên cứu trong tương lai.

4 Mối quan hệ giữa sự trải nghiệm và lòng trung thành khách hàng - Vai trò điều tiết của động cơ nhận thức: Trường hợp ngành kinh doanh dịch vụ / Vũ Thị Mai Chi, Bùi Thành Khoa, Trần Hà Minh Quân // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 103-112 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự tác động của các thành phần trong khái niệm sự trải nghiệm khách hàng tới lòng trung thành khách hàng, và đánh giá vai trò điều tiết của động cơ nhận thức tới các mối quan hệ này trong bối cảnh ngành dịch vụ Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy cả bốn thành phần trong sự trải nghiệm đều tác động tới lòng trung thành, và động cơ nhận thức không có vai trò điều tiết đối với mối quan hệ giữa tập trung kết quả và lòng trung thành nhưng đóng vai trò điều tiết đối với ba mối quan hệ còn lại. Do đó, nghiên cứu có những đóng góp đáng kể về mặt học thuật và đưa ra một số hàm ý quản trị.

5 Các động lực thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên: Vai trò điều tiết hỗn hợp của động lực hướng đến xã hội / Lê Công Thuận, Bùi Thị Thanh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 26-43 .- 658

Dựa trên lý thuyết động lực của sự sáng tạo, nghiên cứu này đề xuất động lực nội tại và tự tin sáng tạo tác động cùng chiều đến sự sáng tạo, đồng thời xem xét tác động gián tiếp của quyền tự quản công việc đến sự sáng tạo thông qua tự tin sáng tạo và động lực nội tại. Hơn nữa, nghiên cứu còn kiểm định vai trò điều tiết hỗn hợp của động lực hướng đến xã hội. Với dữ liệu khảo sát từ 323 nhân viên đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin, kết quả cho thấy quyền tự quản công việc ảnh hưởng trực tiếp đến động lực nội tại và tự tin sáng tạo, đồng thời tác động gián tiếp đến sự sáng tạo của nhân viên thông qua động lực nội tại và tự tin sáng tạo. Cả ba động lực chính là tự tin sáng tạo, động lực nội tại và động lực hướng đến xã hội đều tác động tích cực đến sự sáng tạo theo mức độ giảm dần. Thêm vào đó, động lực hướng đến xã hội củng cố ảnh hưởng của tự tin sáng tạo lên sự sáng tạo. Tuy nhiên, động lực hướng đến xã hội không điều tiết mối quan hệ giữa động lực nội tại và sự sáng tạo của nhân viên.

6 Tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số qua các hoạt động phát triển kinh tế tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn / // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 32-39 .- 658

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo việc làm, trong đó có các hoạt động phát triển kinh tế cho lao động dân tộc thiểu số (DTTS) cả nước nói chung, Lạng Sơn nói riêng. Bài báo này thực hiện đánh giá các hoạt động phát triển kinh tế tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn thông qua nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp kết hợp với phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại hạn chế trong các hoạt động phát triển kinh tế ở xã Quốc Khánh là do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng của lao động cũng như người thực hiện chính sách còn thấp, hoạt động đào tạo nghề chưa hiệu quả. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Thúc đẩy xuất khẩu lao động, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ vay vốn, tăng cường đào tạo nghề, nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế góp phần đưa kinh tế xã Quốc Khánh ngày càng phát triển.

7 Động lực, kỹ năng và sự sáng tạo: Vai trò điều tiết hỗn hợp của quyền tự quản công việc / Lê Công Thuận, Bùi Thị Thanh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 263 tháng 5 .- Tr. 53-62 .- 658

Kế thừa mô hình khả năng, động lực và cơ hội (Blumberg & Pringle, 1982), nghiên cứu này kiểm định tác động của động lực bên ngoài, động lực hướng đến xã hội, kỹ năng sáng tạo và quyền tự quản công việc lên sự sáng tạo của nhân viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 320 nhân viên đang làm việc tại các công ty công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bến Tre. Kết quả cho thấy, kỹ năng sáng tạo và động lực hướng đến xã hội ảnh hưởng cùng chiều lên sự sáng tạo của nhân viên. Động lực bên ngoài ảnh hưởng ngược chiều lên sự sáng tạo của nhân viên một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua kỹ năng sáng tạo. Thêm vào đó, quyền tự quản công việc tác động tích cực đến sự sáng tạo của nhân viên, đồng thời điều tiết mối quan hệ giữa kỹ năng sáng tạo và sự sáng tạo của nhân viên.

8 Các yếu tố quyết định đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam / Nhâm Phong Tuân, Đinh Văn Toàn, Nguyễn Anh Hào, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trần Hoài Nam // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 30-39 .- 658

Việc thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức của các nhân viên trong doanh nghiệp là cần thiết trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Kế thừa mô hình của Burgess (2005), nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của động lực cấp cá nhân, cấp giữa các cá nhân và cấp quan hệ tới thái độ chia sẻ tri thức, và ảnh hưởng của thái độ chia sẻ tri thức tới ý định chia sẻ tri thức. Dữ liệu được thu thập từ 391 bản trả lời của nhân viên đang làm việc trong 4 công ty viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Thông qua phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về đãi ngộ, sự ảnh hưởng và lợi ích xã hội có tác động tích cực tới thái độ chia sẻ tri thức. Trong khi đó, nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ chia sẻ tri thức, thái độ chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực tới ý định chia sẻ tri thức. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý hữu ích cho các bên liên quan.

9 Tạo động lực lao động bằng các công cụ tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á / Trần Thị Hồng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 527 tháng 10 .- Tr. 43-44 .- 658.3

Một số vấn đề về động lực tạo và động lực lao động; thực trạng tạo động lực lao động bằng các công cụ tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt ; một số kiến nghị với công ty.

10 Tạo động lực làm việc của Giảng viên các trường Đại học / TS. Cảnh Chí Hoàng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 685 tháng 7 .- Tr. 87-89 .- 658

Thực trạng giảng viên các trường đại học và một số giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.