CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đảng cộng sản--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Tìm hiểu quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 35 năm đổi mới và đánh giá tổng quát kết quả đã thực hiện / Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Đề Thủy // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2022 .- Số 7(No.1) .- Tr. 78-84 .- 320

Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH), phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất (LLSX) và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất (QHSX) xã hội chủ nghĩa (XHCN), trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội. CNH, HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên CNXH mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn. Để có được những thành tựu to lớn như ngày nay ở Việt Nam thì chúng ta cần phải thấy rõ quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH trong một chặng đường dài 35 năm đổi mới của đất nước.

2 Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng / Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Hồng Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 35-42 .- 340

Tiết kiệm, chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống lãng phí chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý lãng phí vẫn còn hạn chế... lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”. Lãng phí đã, đang và tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm rõ hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

3 Các quan điểm chỉ đạo trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng / Trần Văn Phòng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 3-9 .- 335.5

Phân tích quan điểm chỉ đạo tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn tới được đưa ra trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.

4 Phát triển lý luận của Đảng về mô hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam / Vũ Văn Phúc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 3-16 .- 320

Phân tích quá trình hình thành đường lối đổi mới cũng là quá trình hình thành lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về mô hình Xã hội Chủ nghĩa và con đường đi lên Chỉ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, bổ sung hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới. Qua đó khái quát những thành tựu lý luận của Đảng về mô hình Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 35 năm đổi mới.

5 Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân: từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đến thực tiễn hiện nay / Phan Văn Rân, Ngô Chí Nguyện // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 17-22 .- 335.5

Học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới đã khẳng định, nhận thức và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân là yếu tố khách quan; là vấn đề mang tính nguyên tắc trong tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản thế giới do đảng cộng sản lãnh đạo; đồng thời, là xu hướng hành động chung của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên, lí luận và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong bối cản chính trị quốc tế hiện nay. Bài viết tập trung phân tích lí luận về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của C.Mác và Ph.Ăngghen và vấn đề này trong bối cảnh hiện nay.

6 Bài học lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thu Huyền // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 49-54 .- 959.7

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong mọi thời kì. Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh, ta rút ra được những bài học lịch sử sâu sắc, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

7 Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho các tầng lớp nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng / Võ Viết Chiến // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 60-64 .- 335.5

Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử cụ thể; được hình thành và phát triển gắn với từng giai đoạn hình thành, phát triển cảu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ trực tiếp nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, mà còn định hướng, điều chỉnh hành vi cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

8 Tính độc lập, tự chủ trong chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng Cộng sản Việt Nam những năm đầu Đổi mới / Trần Chiến, Hoàng Thế Đặng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 75 - 79 .- 332

Thể hiện bản lĩnh, sự sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, là sự đổi mới về tư duy kinh tế nói chung, tư duy về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Từ đó, sẽ làm cơ sở để Đảng ta tiếp tục có những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

9 Xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 khóa XII / Lưu Ngọc Tố Tâm // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 9-13 .- 335.5

Hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trên chặng đường xây dựng và phát triển của Đảng, Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững vị trí người lãnh đạo, đội tiền phong, xứng đáng là danh dự, là lương tâm của dân tộc. Đồng thời, Cương lĩnh, Điều lệ, văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua các kì đại hội đều nhất quán chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này.

10 Về vấn đề giám sát trong Đảng / Đoàn Thế Hanh // Số 799 (5/ 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr.66 - 70 .- 335.52

Giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo và là nội dung không thể thiếu của công tác xây dựng Đảng. Trong Đảng tổ chức càng cao càng phải được giám sát nghiêm ngặt. giám sát trong Đảng là giám sát đối với quyền lực, phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, vấn đề là xây dựng cơ chế như thế nào để giám sát trở thành sinh hoạt thường xuyên, có văn hóa cao và hiệu quả thực tế trong Đảng.