CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài sản cố định

  • Duyệt theo:
1 Bàn về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC / Trần Kim Tuyến // .- 2024 .- Số 246 - Tháng 3 .- Tr. 121-125 .- 657

Tài sản cố định (TSCĐ) là các tư liệu lao động có giá trị lớn thuộc loại tài sản dài hạn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, được sử dụng nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp (DN), giá trị của TSCĐ được chuyển dần sang giá trị sản phẩm, chi phí quản lý thông qua chi phí khấu hao. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về Thuế Thu nhập DN. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Việc ghi nhận đúng và hợp lý mức trích khấu hao TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán chi phí sản xuất, kinh doanh và có ảnh hưởng đến thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC).

2 Kế toán tài sản cố định của Pháp, Mỹ và giải pháp cho chuẩn mực kế toán Việt Nam / Nguyễn Thị Tấm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 145-147 .- 657

Các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định của kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế (kế toán Mỹ, Pháp) còn có khá nhiều điểm khác biệt lớn. Với xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam cần có phương hướng để cập nhật linh hoạt hơn các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) so với Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về các đối tượng kế toán nói chung và tài sản cố định nói riêng. Bài viết này bàn về vấn đề phù hợp giữa chuẩn mực kế toán của Mỹ và Pháp so với chuẩn mực kế toán tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định.

3 Nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định tại công ty cổ phần Hà Bắc, Bắc Cạn / Trần Văn Dũng, Hoàng Thị Phương Linh // .- 2023 .- Số 631 .- Tr. 69 – 71 .- 657

Bài viết đề cấp đến thực trạng đầu từ tài sản cố định tại công ty cổ phần Hà Bắc, Bắc Cạn trong những năm qua còn có những hạn chế về hiệu quả sử dụng, sử dụng chưa hết công suất, dẫn đến việc sử dụng các tài sản cố định chưa phát huy hết tiềm lực. Từ đó, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định tại công ty trong thời gian tới.

4 Ghi nhận Tài sản cố định vô hình theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam / Phan Thị Anh Đào // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 33-35 .- 657

Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định (TSCĐ) vô hình (VAS 04) được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002. Mục đích của chuẩn mực này là, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán TSCĐ vô hình. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân biệt TSCĐ vô hình với các nguồn lực vô hình và khi nào thi được ghi nhận (hay không ghi nhận) TSCĐ vô hình. Trường hợp ghi nhận TSCĐ vô hình, thì việc xác định giá trị ban đầu và sau ghi nhận ban đầu như thế nào.

5 Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán quốc tế / Phan Minh Nguyệt // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.119 - 121 .- 657

Khấu hao tài sản cố định là một phương pháp kế toán nhằm phân bổ nguyên giá của tài sản cố định theo thời gian sử dụng ước tính của nó. Mục đích của việc trích khấu hao tài sản cố định là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng tài sản cố địnhvà thu hòi vốn đầu tư để tái tạo tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, do đó các doanh nghiệp cần phải xác định phương pháp tính khấu hao cho phù hợp cho từng loại tài sản cố định. Bài viết nghiên cứu sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 16 với IAS 38, cũng như quy định của Việt Nam về các phương pháp trích khấu hao, từ đó đề xuất kiến nghị áp dụng các phương pháp khấu hao phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

6 Thực trạng phân loại tài sản tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và các vấn đề trao đổi / Nguyễn Thị Quỳnh Hoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 58-62 .- 657

Bài viết tóm tắt thực trạng về việc phân loại TSTC tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra nhận xét và kiến nghị để hoàn thiện việc phân loại góp phần nâng cao chất lượng và tinh so sánh được của thông tin.

7 Khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào kế toán tài sản cố định ở Việt Nam / Ngô Thanh Hoàng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 211 .- Tr. 52-57 .- 657

Phân tích các nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế về rài sản cố định như đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng, đối tượng ghi nhận, thời điểm ghi nhận, phương pháp xác định giá ghi sổ TSCĐ và thông tin cần trình bày trên báo cáo tài chính, từ đó so sánh với kế toán VN để chi ra khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào kế toán TSCĐ ở Việt Nam.

8 Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 khi đánh giá tài sản cố định tại các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam chuyên đổi thành công ty cổ phần / Đỗ Ngọc Trâm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 5(202) .- Tr. 53-56 .- 657

Tập trung phân tích mô hình đánh giá tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 và việc vận dụng mô hình này trong đánh giá lại tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam chuyên đổi thành công ty cổ phần.

9 Kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản / Nguyễn Hữu Ánh // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 9-11,37 .- 657

Bài viết làm rõ và thảo luận nội dung chính về kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trong các doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối vớ những nội dung này nhằm giúp DN cũng như các nhà làm chính sách tiếp tục nghiên cứu, để điều chỉnh theo hướng hội nhập sâu hưn với thông lệ kế toán quốc tế và phù hợp với thực tiễn công tác kế toán trong các DN ở VN.

10 Giải pháp tăng cường quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp / Ngô Thị Kiều Trang, Mai Thị Quỳnh Như // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.56 – 58 .- 657

Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, trong sản xuất, tạo ra thuận lợi là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, trước khi tiết kiệm chi phí, tạo ra thuận lợi, doanh nghiệp phải đầu tư và tiêu tốn rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chi phí tài sản cố định, chi phí sản xuất khác là giải pháp hữu hiệu để giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.