CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ô nhiễm môi trường

  • Duyệt theo:
31 Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp, Hải Phòng / Nguyễn Thị Chinh, Mai Hương Lam, Lê Thị Trinh, Phạm Thị Mai Thảo // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 21-23 .- 363

Bổ sung một số số liệu góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công tác tái chế, quản lý rác thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, tp. Hải Phòng, góp phần vào hoạt động quản lý chất thải nhựa theo các kế hoạch quốc gia. Đánh giá được nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải nhựa phục vụ cho mục đích tái chế, quản lý.

32 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy tại Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 / Nguyễn Đức Hưng, Đặng Thùy Linh, Phan Thị Tố Uyên // Môi trường .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 52-54 .- 363

Các quy định về quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Quản lý các chất POP, các chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockolm và tại một số quốc gia trên thế giới; Đề xuất nội dung quản lý các chất POP và chất ô nhiễm khó phân hủy tại Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

33 Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường đất và công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực mỏ than Núi Beo, tỉnh Quang Ninh / Nguyễn Thị Hoài, Nghiêm Vân Khanh // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 118-121 .- 363

Trình bày nội dung về kết quả thực hiện xây dựng chương trình quan trắc môi trường đất, khảo sát thực trạng quản lý chất thải rắn phát sinh tại mỏ than Núi Béo tỉnh Quảng Ninh mà nhóm nghiên cứu triển khai năm 2020. Nhằm làm cơ sở hỗ trợ cho cơ quan quản lý tại địa phương sớm có định hướng và giải pháp kịp thời để giảm thiểu ô nhiễm gớp phần thực hiện mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2030 chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu sang xanh”.

34 Ảnh hưởng của thói quen không phân loại rác từ nguồn đến tình trạng ô nhiễm bờ biển tỉnh Ninh Thuận / Nguyễn Thu Trang // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 56-63 .- 363

Ô nhiễm môi trường biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, cấp bách làm cản trở không nhỏ đến ngành du lịch biển của tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu này được triển khai bằng phương pháp điền dã dân tộc học và khảo sát xã hội học tại ven biển phường Đông Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm;có 250 hộ gia đình được điều tra bằng bảng hỏi định lượng và 15 cuộc phỏng vấn sâu.Kết quả cho thấy,người dân cơ bản chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc phân loại rác từ nguồn, chưa phân biệt được các loại rác, số lượng thùng rác khu vực ven bờ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, người dân chưa dành thời gian để phân loại rác.

35 Thực trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội / Bùi Thị Cẩm Tú // Môi trường .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 49-51 .- 363

Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường cho các làng nghề.

37 Rác thải nhựa : thực trạng báo động và thông điệp 4T / Tạ Anh Tuấn // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 51-53 .- 363

Trình bày thực trạng báo động của rác thải nhựa và thông điệp 4T: Từ chối – Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế. Ô nhiễm nhựa đang là một mối nguy ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của hầu hết các loài. Rác thải nhựa làm tăng phát thải khí nhà kính, thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, đe dọa sự tồn tại của các sinh vật biển, tăng tốc số suy thoái của các quần thể san hô và ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật đại dương. Đặc biệt, hạt vi nhựa phân rã ra tự nhiên có mặt trong nước, hải sản, không khí và có thể hấp thụ vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hô hấp, để lại những tác hại tiềm ẩn khó lường đối với sức khỏe.

38 Nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu trên toàn cầu và lưu ý với Việt Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 57-59 .- 363

Phân tích nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu trên toàn cầu và lưu ý với Việt Nam. Ô nhiễm bởi hỗn hợp thuốc trừ sâu là một vấn đề toàn cầu vì các AI có thể gây ra tác động cộng dồn đến toàn bộ các loài sinh vật thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Cùng với sự gia tăng dân số và nhận thức về ô nhiễm thuốc trừ sâu còn hạn chế thì việc ô nhiễm sẽ có xu hướng tăng dần trong tương lai, nhất là các nước điểm nóng như Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Argentina. Ở Việt Nam, mục tiêu giảm hóa chất cũng được chú trọng, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu thay vào công nghệ tiên tiến, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, vv… Việc sử dụng các công nghệ mới không những giảm được ô nhiễm mà còn giúp đảm bảo tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người.

39 Công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam / Phùng Văn Huy, Lê Xuân Quế // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 44-46 .- 363

Trình bày công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lên tới 20 triệu tấn. Song khoảng 90% lượng rác thải này chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy như: quỹ đất làm bãi xử lý rác cạn kiệt; nước rỉ rác, mùi hôi nồng nặc khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cư dân ở những địa phương có bãi chôn lấp rác… khiến việc xử lý CTRSH thực sự trở thành vấn đề “nóng”. Công nghệ xử lý CTRSH mới xử lý triệt để hơn, tỷ lệ tái chế vượt trội, tối thiểu chôn lấp và hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp, tiếp nhận kín và xử lý kín thành các nguyên liệu để tái chế - thu hồi.

40 Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trong trồng cà chua / // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 47-49 .- 363

Giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng nước thải hầm khí sinh học (biogas) trong trồng cà chua. Kết quả cho thấy, việc thay thế một phần phân bón vô cơ bằng nước thải biogas không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính, năng suất và chất lượng của cây cà chua. Đây là cơ sở để đánh giá việc sử dụng nước thải biogas cho các loại cây trồng khác nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng cường tái tuần hoàn dinh dưỡng trong nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững.