CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Khủng hoảng

  • Duyệt theo:
1 Về khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và giải pháp tránh khủng hoảng / Nguyễn Văn Hậu // Nghiên cứu kinh tế, Số 383/2010 .- 2010 .- Tr. 3-12 .- 330

Bài viết chỉ ra các nguyên nhân, các giải pháp khắc phục khủng hoảng, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý kinh tế của nhà nước bằng công cụ kế hoạch hóa kết hợp với thị trường theo cách thức mới. Giải pháp phát triển nền kinh tế tránh khủng hoảng theo quan điểm Mác-xít.

2 Hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới thời kỳ sau khủng hoảng / TS. Hoàng Xuân Hòa // Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 11 (163)/2009 .- 2009 .- Tr. 25-31 .- 330

Trình bày những dấu hiệu phục hồi kinh tế thế giới đã ngày càng rõ nét hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xu hướng phát triển kinh tế xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới; những biện pháp đặc thù của một số nước; một số kiến nghị đối với Việt Nam.

3 Thương mại Việt Nam với khủng hoảng kinh tế thế giới / PGS.TS. Nguyễn Văn Nam // Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 147/ 2009 .- 2009 .- tr. 3 – 7 .- 658.337

Trình bày thực trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến thương mại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp đối phó với khủng hoảng: Phát triển xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng; Phát triển thị trường nội địa; Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4 Triển vọng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng / Hải Binh // Marketing Viet Nam, Số 58 - 8/ 2009 .- 2009 .- tr. 36 - 37 .- 332.1

Trình bày tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Và Việt Nam đã có những cách làm nhằm đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã có những chính sách như: hỗ trợ lãi suất miễn giảm, giãn một số loại thuế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng và trợ cấp thất nghiệp...

5 Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam / PGS. TS. Trần Đình Thiện // Nghiên cứu Kinh tế, Số 8 (375) - 8/2009 .- 2009 .- Viện Kinh tế Việt Nam .- tr. 3 - 9 .- 658

Trình bày ba nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ ra những hệ quả khủng hoảng: Thời đại "hậu khủng hoảng" có gì khác? Đồng thời qua đó đưa ra hướng Việt Nam trong khung cảnh hậu khủng hoảng của thế giới và đưa ra những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

6 Các giải pháp tiết kiệm chi phí khi phát triển phần mềm doanh nghiệp / Nguyễn Hạnh // Công nghệ thông tin & truyền thông, Số 353(543) - 5.2009 .- 2009 .- Tr. 55 - 58 .- 658

Phân tích việc sử dụng phần mềm doanh nghiệp tại Việt nam hiện nay và đưa ra các phương pháp giúp tiết kiệm chi phí phát triển

7 Vai trò nhà nước và khủng hoảng kinh tế / // Đầu tư, Số 62(1952)/2009 .- 2009 .- Tr.4 .- 330

Trình bày những bài học lớn mà giáo sư Paul Krugman đã khuyến nghị với Việt Nam từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà ông cho là đang trong đà tiếp đáy và chưa thể vượt đáy nhanh chóng, chính là vai trò nhà nước và sự chủ động trong các chính sách điều hành kinh tế. Qua đó, đưa ra các nhận định về: Vai trò của nhà nước và các nút thắt; Cảnh báo về hệ thống ngân hàng; Dung hòa giữa nội dung và xuất khẩu.

8 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ góc nhìn lợi ích / Tạ Ngọc Tấn // Số 799( 5/ 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận và Chính tri .- tr.42 – 48 .- 338.5

Khủng hoảng tài chính toàn cầu là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế Thế giới năm 2008 và hiện là tâm điểm sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Vấn đề lợi ích dễ nhận ra qua việc phân chia công bằng những thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế thế giới những năm qua. Và những lợi ích thu được đó là của chủ nghĩa tư bản.

       

9 Bài học chống khủng hoảng của Trung Quốc / TS. Lê Đình Ân // Đầu tư, Số 02(1893)/2009 .- 2009 .- Tr.15 .- 338.5

Dưới tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế Trung Quốc cũng chịu không ít ảnh hưởng và dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tìm biện pháp ứng phó nhằm bình ổn và thúc đẩy kinh tế trong những năm tiếp theo. 5 biện pháp ứng phó và 10 giải pháp kích cầu nội địa  là những bài học mà Việt Nam có thể học tập từ Trung Quốc.

10 Phải chặn đứng đà suy giảm kinh tế / Mạnh Bôn // Đầu tư, Số 146(1881)/2009 .- 2009 .- Tr.4 .- 338.5

Sự suy giảm của 3 nền kinh tế thế giới đã kéo theo nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy giảm và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bộ Tài chính đã đề ra 7 nhóm giải pháp với 30 giải pháp tài chính nhằm ngăn chặn và kiềm chế lạm phát, sẽ được thực hiện song song với các giải pháp kích cầu để kích thích, kinh tế tăng trưởng.