CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Hình sự

  • Duyệt theo:
1 Một số vấn đề về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 / Nguyễn Thị Ánh Hồng // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 73 – 84 .- 340

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự BLHS năm 2015 trên cơ sở quy định của BLHS năm 1999 đã có những bổ sung, sửa đổi đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, quy định của BLHS năm 2015 và thực tiền áp dụng tội phạm này còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc nhất định về một số dấu hiệu định tội, định khung hình phạt và quy định về chuẩn bị phạm tội này. Bài viết phân tích các hạn chế, vướng mắc và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

2 Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam / Trần Văn Độ // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 16-23 .- 340

Quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, hướng thiện, phân hoá trách nhiệm hình sự. Việc quy định này có ý nghĩa quan trọng về lí luận cũng như thực tiễn. Bài viết phân tích bản chất pháp lí, từ đó đưa ra khái niệm về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; phân loại và phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp này.

3 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc mặc cả thú tội trong tư pháp hình sự của Mỹ / Đinh Thị Mai // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 47 – 51 .- 340

Bài viết phân tích một số ưu và nhược điểm của nguyên tắc “mặc cả thú tội” trong tư pháp hình sự Mỹ để có những so sánh, kiến giải nhằm tìm ra hướng đi phù hợp cho nền tố tụng Việt Nam.

4 Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội / Đinh Văn Quế // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.56 - 58 .- 345.597002632

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử phải xác định độ tuổi của người phạm tội. Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế; ngay đối với người cùng độ tuổi, không phải người nào cũng có khả năng nhận thức như nhau, người ở thành phố nhận thức khác người ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa cao nhận thức khác người có trình độ văn hóa thấp…

5 Mạnh dạn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội / Nguyễn Kiều Hưng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.35 - 36 .- 345.597002632

Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được hầu hết các nước có nền khoa học pháp lý phát triển áp dụng. Ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2015 thì thuật ngữ này mới được định danh trong luật, nhưng thực tiễn áp dụng chưa được như mong muốn.

6 Hướng dẫn thi hành pháp luật hình sự và tố tụng hình sự còn nhiều hạn chế / Trần linh Huân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.51 - 54 .- 345.5970026

Thực tiễn nhận thức và áp dụng pháp luật của VKS và Tòa án còn nhiều vướng mắc, nhiều trường hợp thỉnh thị về VKSND Tối cao, TAND Tối cao về pháp luật hình sự và tố tụng nhưng chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ bằng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Trong thời gian qua, TAND Tối cao và VKSND Tối cao ban hành các công văn, là hình thức hướng dẫn không chính thức, giá trị pháp lý không cao, có trường hợp quan điểm không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhận thức bất đồng giữa bên buộc và gỡ tội, giữa Tòa án các cấp khi vận dụng các công văn hướng dẫn đơn ngành...

7 Tội cố ý làm trái và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng : Góc nhìn lý luận và thực tiễn trong tình hình mới / Nguyễn Quang Anh // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 6 .- Tr.9 - 13 .- 345.5970026

Thời gian gần đây, qua theo dõi một số phiên tòa xét xử, có thể thấy nhiều bị cáo bị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay được thay thế bằng 09 tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015). Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến khác cho rằng bị cáo chỉ phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" - Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015). Vậy, sự khác biệt giữa hai tội danh này là gì? Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề bất cập và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể liên quan đến hai loại tội danh này. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vụ án tồn đọng áp dụng theo Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung liên quan đến hai loại tội danh này theo Bộ luật Hình sự năm 2015

8 Các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt cấm cư trú và quản chế / Nguyễn Thị Hồng Hạnh // .- 2022 .- Số 1(449) .- Tr.58 - 62 .- 345.597002632

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về hình phạt cấm cư trú và quản chế, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

9 Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội / Nông Đức Tài // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.45 - 49. .- 345.597002632

Dưới góc độ Luật hình sự, nhân thân người phạm tội được hiểu là “tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ”. Mặc dù nhân thân người phạm tội không phải là một yếu tố cấu thành tội phạm nhưng trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu định tội, định khung và quyết định hình phạt. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự về nhân thân người phạm tội, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, bất cập đó.

10 Hoàn thiện quy định của Điều 373 Bộ luật Hình Sự năm 2015 về tội dùng nhục hình / Hoàng Ngọc Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.42- 49 .- 345.597002632

Cùng với việc trở thành thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam luôn nỗ lực trong việc xây dựng các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nghiêm cấm các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, hạ thấp nhân phẩm của con người. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội bức cung, nhục hình là công cụ pháp lý hữu hiệu để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội dùng nhục hình và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.