CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Dân sự--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện quy định pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự / Bùi Hữu Toàn // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 94-103 .- 340

Bài viết phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, thực tiễn áp dụng kháng nghị giám đốc thẩm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.

2 Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu / Trần Thị Ngọc Hết // .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 50-56 .- 346.597

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương. Thông qua các giao dịch dân sự, chủ thể xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ để thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Rất nhiều trường hợp tài sản đối tượng của giao dịch dân sự ban đầu đã được đem ra thực hiện một giao dịch khác với người thứ ba và người thứ ba hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Trong trường hợp này pháp luật gọi họ là người thứ ba ngay tình. Nếu rơi vào trường hợp người thứ ba ngay tình, khia giao dịch dân sự vô hiệu thì vấn đề họ rất quan tâm là quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ như thế nào? người thứ ba ngay tình có được giữ lại tàn sản hay phải trả lại?.

3 Thực trạng pháp luật dân sự liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam / Trần Thúy Vân // Luật học .- 2021 .- Số 4 .- Tr.45 - 48 .- 346

Hiện nay, trên thế giới chưa có định nghĩa thống nhất về “kinh tế chia sẻ”. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đặc điểm chung của loại hình kinh tế này là các hoạt động được thực hiện trên các nền tảng số cho phép các cá nhân chia sẻ/trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các nguồn lực hoặc các kỹ năng chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hết. Nói cách khác, mô hình kinh tế chia sẻ cho phép cung gặp cầu đối với các tài sản hoặc kỹ năng chưa được sử dụng hết thông qua các trung gian với sự hỗ trợ của công nghệ số một cách nhanh chóng, hiệu quả và trên quy mô lớn.

4 Đại diện của pháp nhân – Điểm tương đồng và khác biệt giữa bộ luật dân sự và luật chuyên ngành có liên quan / Nguyễn Văn Hành // Nghề luật .- 2020 .- Sô 12 .- Tr. 20 – 25 .- 340

Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hoá các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư...) nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.

5 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự 2015 / Hoàng Đình Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 6 .- Tr.3 – 5 .- 340

Bài viết phân tích, bình luận Điều 687 của Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trên cơ sở đó, so sánh những điểm tiến bộ so với bộ luật dân sự năm 2005.

6 Khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua / Nguyễn Thị Hạnh // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.16 – 23 .- 340

Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật dân sự; được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, BLDS năm 2005 và tiếp tục được thừa kế, phát triển trong BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi sử dụng bất động sản liền kề; tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu có thể khai thác hiệu quả tối đa công dụng của tài sản. Tuy nhiên từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề cho thấy vẫn còn có khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất. Trong đó, một loại tranh chấp chiếm tỷ lệ lớn trong các tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề là tranh chấp quyền về lối đi qua. Bài viết trao đổi về khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc nêu trên.

7 Những vướng mắc khi thực hiện Luật thi hành án dân sự / Lê Văn Sua // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 43 – 49 .- 340

Bài viết trình bày khái quát về những đặc trưng cơ bản của thị trường pháp lý ở Việt Nam, từ đó gợi ý một số chiến lược cạnh tranh mà các luật sư điều hành có thể tham khảo. Đồng thời đưa ra một số sai lầm chiến lược khi các luật sư điều hành cần phải tránh trong con đường lãnh đạo, tổ chức hành nghề luật của mình.

8 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự / Lê Thị Hồng Hạnh // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 14-19 .- 346

Theo quy định tại điều 27 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; điều 4 quy chế về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát giải quyết các tranh chấp dân sự nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình của tòa án đúng theo quy định của pháp luật.

9 Bàn về cầm giữ tài sản một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Phùng Trung Lập // .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 33-38 .- 346

Cầm giữ tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Bàn luận những quy định của pháp luật về cầm giữ tài sản, đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tạo điều kiện cho các bên tham gia vào các giao dịch dân sự có nhiều phương án lựa chọn các biện pháp bảo đảm trong quá trình ký kết hợp đồng và là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong cầm giữ tài sản.

10 Bình luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 / Lê Quang Thắng // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 47-51 .- 346

Theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đổng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại điều 168,169,179,171,172,173,175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, do người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi có ý trực tiếp.