CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sinh thái môi trường

  • Duyệt theo:
1 Thúc đẩy thiết kế sinh thái hướng đến kinh tế tuần hoàn / Đào Xuân Lai, Hoàng Thành Vĩnh, Hoàng Thị Diệu Linh, Nguyễn Hồng Long, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Hòa // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 66-68 .- 577

Phân tích hiện trạng thiết kế sinh thái tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp thúc đẩy thiết kế sinh thái hướng đến kinh tế tuần hoàn.

2 Ước tính giá trị du lịch của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long / Hoàng Thị Huê, Phạm Hồng Tính, Vũ Văn Doanh, Nguyễn Bích Ngọc // Môi trường .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 23-27 .- 577

Nghiên cứu tập trung ước tính giá trị giải trí và cảnh quan của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, từ đó cung cấp cơ sở khoa học để khuyến nghị đề xuất áp dụng chính sách Chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, thực hiện Điều 138 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

3 Vấn đề môi trường của Việt Nam trong Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 / Vũ Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Ngọc Ánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 24 (398) .- Tr. 38-39 .- 363.7

Phân tích phương pháp tính toán và kết quả đánh giá của Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu cho Việt Nam về các vấn đề môi trường, từ đó nhằm đưa ra một số đề xuất để cải thiện chỉ số trong thời gian tới.

4 Rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng / Trịnh Thị Thắm, Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thủy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 48-53 .- 363

Nghiên cứu này đánh giá sự tích lũy một số kim loại gồm Cu, Pb, Cd, Cr trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng đoạn chảy từ phía nam Hà Nội đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đồng thời, chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (Eir) được tính toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong trầm tích đến hệ sinh thái. Kết quả xác định hàm lượng kim loại trong 20 mẫu trầm tích cho thấy, tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cu, Pb, Cd, Cr căn cứ theo quy định chất lượng trầm tích (QCVN 43:2017/BTNMT). Tuy nhiên, 50% số điểm có hàm lượng kim loại ở mức gây ảnh hưởng thấp theo hướng dẫn của Canada. Giá trị chỉ số rủi ro toàn diện (RI) của Cu, Pb, Cd và Cr nằm trong khoảng 1,8-11,6 cho thấy mức độ rủi ro sinh thái thấp đối với trầm tích tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro là những căn cứ khoa học ban đầu để đề xuất các biện pháp kiểm soát nguồn thải cũng như hạn chế sự lan truyền của các kim loại vào môi trường nước.

5 Áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái hướng đến sự phát triển bền vững tại Việt Nam / Lê Xuân Thịnh, Vũ Năng Nam, Nguyễn Trâm Anh // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 41-42 .- 577.5

Trình bày về hiện trạng phát triển khu công nghiệp, áp dụng sử dụng hiệu quả tài nguyên – sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cộng sinh công nghiệp – đô thị và đưa ra các khuyến nghị.

6 Các nguy cơ môi trường và sinh thái trong quá trình phát triển điện mặt trời và khuyến nghị cho ở Việt Nam / Nguyễn Phương Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 15(389) .- Tr. 36-37 .- 363

Bài báo tổng quan các vấn đề môi trường và sinh thái phát sinh liên quan đến phát triển điện mặt trời và từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm khai thác phát triển điện mặt trời gắn với sự bền vững về môi trường, sinh thái.

7 Chỉ số Đổi mới sinh thái và một số đề xuất áp dụng ở Việt Nam / Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Nguyễn Ngọc Tú // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 41-43, 58 .- 363

Trình bày sự cần thiết của bộ chỉ số Đổi mới sinh thái ở Việt Nam, các tiêu chí áp dụng bộ chỉ số Đổi mới sinh thái cho Việt Nam, đề xuất 4 trụ cột về Đổi mới sinh thái cấp tỉnh/ thành phố, đề xuất khung bộ chỉ số Đổi mới sinh thái và các chỉ thị kèm theo bộ chỉ số Đổi mới sinh thái cấp tỉnh/ thành phố.

8 Thí điểm chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2 (Cần Thơ) / Vương Thị Minh Hiếu, ThS. Nguyễn Trâm Anh // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 51-54 .- 363.7

Thực hiện các giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; Thực hiện cộng sinh công nghiệp; Tiềm năng chuyển đổi; Một số khó khăn cho quá trình chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái.

9 Kinh nghiệm quốc tế về chỉ số đổi mới sinh thái và bài học khuyến nghị cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Ngọc Tú // Môi trường .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 44-47 .- 363

Khái quát chung về kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng triển khai áp dụng chỉ số đổi mới sinh thái trên thế giới và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.

10 Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất quản lý chất thải rắn theo mô hình sinh thái cho một số khu công nghiệp ở Đồng Nai / Trần Thị Thuý, Nguyễn Tri Quang Hưng, Nguyễn Minh Kỳ, Lê Thị Lan Thảo // .- 2018 .- số 36A .- Tr. 75-85 .- 628.4

Trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng chất thải rắn thao mô hình sinh thái cho một số khu công nghiệp ở Đồng Nai. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình đề xuất có dòng nguyên vật liệu không nguy hại từ các khu công nghiệp. Tiết kiệm chi phí từ hoạt động tái chế thân thiện môi trường, thúc đẩy kinh tế.